Vụ thai phụ chết não sau khám phụ khoa: Bác sĩ Trung Quốc bỏ trốn, từng bị tước giấy phép hành nghề
Phòng khám Đa khoa 168 liên tục bị xử phạt vì vi phạm
Sáng ngày 8/3, ông Nguyễn Dương Trung - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã cho biết, cơ quan chức năng không xác định được bác sĩ người Trung Quốc tên Zheng Zu Rong (người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân T.T.T.T) tại phòng khám đa khoa 16 (Thanh Trì, Hà Nội) đang ở đâu.
Theo chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế cấp hồi tháng 9/2013, bác sĩ Zheng Zu Rong sinh ngày 23/8/1967, chỗ ở tại km 12, quốc lộ 1, xã Tứ Hiệp Thanh Trì, Hà Nội. Zheng Zu Rong có văn bằng chuyên môn bác sĩ và được cấp phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên sản phụ khoa.
Chứng chỉ hành nghề của bác sĩ người Trung Quốc Trịnh Túc Vinh
Tháng 9/2015, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra phòng khám và phát hiện Zheng Zu Rong vừa khám vừa bán thuốc. Hành vi trên là vi phạm luật Khám chữa bệnh nên Thanh tra Sở đã tước giấy phép hành nghề của bác sĩ Vinh với thời gian 9 tháng.
Đến ngày 1/7/2016, bác sĩ Vinh mới được tiếp tục hành nghề. Tại thời điểm Thanh tra Sở Y tế kiểm tra phòng khám sáng ngày 7/3/2016, bác sĩ Vinh không có mặt tại phòng khám. Người phụ trách phòng khám cũng không liên lạc và nắm được bác sĩ Vinh ở đâu.
Cũng theo Thanh tra Sở y tế Hà Nội, từ khi hoạt động đến nay, Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội thường xuyên bị xử phạt. Chỉ riêng trong năm 2016, Thanh tra sở phối hợp với PA 72 và PA 83 (Công an TP. Hà Nội) kiểm tra phòng khám này 3 lần thì đều vi phạm.
Cụ thể, đợt kiểm tra tháng 1/2016 cho thấy, phòng khám không đảm bảo về nhân lực trong hoạt động. Sổ theo dõi bệnh nhân không đầy đủ, sổ y bạ ghi chép không đầy đủ. Quảng cáo không đúng phạm vi được cấp phép. Cơ quan chức năng đã phạt 37,6 triệu đồng.
Đợt kiểm tra tháng 5/2016, phòng khám có đăng ký khám bác sĩ nước ngoài nhưng tại thời điểm thanh tra không có mặt tại phòng khám. Đợt kiểm tra tháng 7/2016, phòng khám bị phạt 25 triệu vì quảng cáo không đúng giấy phép.
Ông Trung cũng cho biết, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử lý các đơn vị vi phạm hành chính theo hướng vi phạm đến đâu xử lý đến đấy và yêu cầu khắc phục. Trong Luật xử lý vi phạm hành chính không có hình phạt bổ sung tước giấy phép hoạt động của phòng khám nên Sở Y chỉ xử lý theo luật.
Ngoài BS Zheng Zu Rong, Phòng khám Đa khoa 168 có đăng ký có 1 bác sĩ người Trung Quốc thực hiện khám chữa bệnh là Lưu Xuân Minh và cũng có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp.
Phương pháp không có trong phác đồ điều trị của thế giới
Theo báo cáo của Phòng khám đa khoa 168 tối 7/3, bệnh nhân T.T.T.T sau khi khám phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa 168 được kết luận viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn, viêm cổ tử cung, có thai 22 tuần tuổi. BS Trịnh Túc Vinh đã rửa âm đạo bằng dung dịch NaCl 0,9% pha với Gentamycin và Dexamethasome.
Tuy nhiên, được khoảng 3 phút thì bệnh nhân có biểu hiện khó thở, thở dốc. Phòng khám cũng trao đổi với người nhà bệnh nhân, việc rửa âm đạo được tiến hành bằng máy rung.
Liên quan đến phương pháp điều trị này, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung – Bệnh viên Nông nghiệp bức xúc: “Điều trị viêm âm đạo bằng máy khí rung là phương pháp không có trong phác đồ điều trị y tế của Việt Nam cũng như thế giới”.
Cũng theo bác sĩ Kim Dung, trong thành phần thuốc rửa âm đạo có chứa Gentamycin. Đây là loại thuốc hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai vì lo ngại ảnh hưởng tới thai nhi. Không những vậy, ngay cả với bệnh nhân thông thường, việc sử dụng Gentamycin trong phác đồ điều trị viêm âm đạo cũng không có nơi nào sử dụng.
“Trong điều trị viêm âm đạo, không phải nhiễm trùng huyết thì không cần phải sử dụng tới huyết dịch. Bệnh nhân chỉ cần điều trị tại chỗ và cho uống thuốc là ổn định”, BS Kim Dung phân tích.
BS Lê Thị Kim Dung cũng nhấn mạnh, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những trường hợp đau lòng liên quan đến việc khám, chữa bệnh của người Trung Quốc tại các phòng khám tư nhân. Hệ thống y tế cần phải quản lý, kiểm tra gắt gao hơn để tiếp diễn tình trạng này.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vụ thai phụ hôn mê, chết não: Giải trình từ phòng khám
- Khám thai ở phòng khám tư, thai phụ bị hôn mê sâu
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua