WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai khi virus Zika "ăn não" gia tăng
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ y tế, trước bối cảnh dịch bệnh do virus Zika gây bệnh đầu nhỏ đang tăng trên thế giới, ngày 10/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một số khuyến cáo đối với phụ nữ và phụ nữ mang thai.
Nguy cơ sinh ra trẻ em bị mắc chứng đầu nhỏ đang gia tăng. Có nhiều nguyên nhân chưa được phát hiện gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên cho đến khi có câu trả lời, phụ nữ có thể tự bảo vệ mình để tránh nhiễm vi rút Zika.
Phụ nữ đang mang thai có nên lo lắng về dịch bệnh do vi rút Zika?
Mặc dù hầu hết triệu chứng của bệnh do vi rút Zika là nhẹ; tuy nhiên có thể có sự liên quan giữa việc gia tăng bất thường các trường hợp nhiễm vi rút Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh tại Brasil trong năm 2015.
Phụ nữ làm thế nào để bảo vệ mình không bị nhiễm vi rút Zika?
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi truyền bệnh đốt để tự bảo vệ mình không bị nhiễm vi rút Zika:
- Sử dụng các thuốc xua muỗi: thuốc xua muỗi có thể được xoa lên vùng da hở hoặc bôi lên quần áo;
- Mặc quần áo có thể che phủ hầu hết bộ phận cơ thể;
- Sử dụng các màng chắn, đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà;
- Ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động;
- Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp, đổ nước trong các vật dụng không chứa nước không cần thiết và đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa.
Phụ nữ có thai có nên đến khu vực có lưu hành vi rút Zika?
WHO không khuyến cáo các biện pháp nhằm hạn chế sự đi lại đến các khu vực có vi rút Zika.
Phụ nữ đang mang thai và dự định có thai phải tự quyết định trên cơ sở nguy cơ nhiễm vi rút Zika. Trong trường hợp cụ thể, nên:
- Tìm hiểu thông tin về vi rút Zika và các bệnh do muỗi truyền;
- Tự bảo vệ không để muỗi đốt;
- Tư vấn bác sỹ hoặc cán bộ y tế nếu đến các khu vực các vi rút Zika;
- Thông báo về kế hoạch đi lại trong khi kiểm tra thai kỳ;
- Tư vấn cán bộ y tế về việc theo dõi chặt chẽ tình trạng thai khi trở về từ vùng có vi rút Zika.
Phụ nữ mang thai nên làm gì nếu bị nhiễm vi rút Zika?
Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm vi rút Zika nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc thai cẩn thận.
Người mẹ có thể truyền vi rút Zika cho thai nhi trong khi mang thai hoặc sinh đẻ?
Vi rút Zika tiềm ẩn nguy cơ truyền từ mẹ sang con khi sinh, mặc dù điều này chưa được chứng minh. Phụ nữ mang thai có triệu chứng nhiễm vi rút Zika nên đến cơ sở y tế để được theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi.
Mẹ bị nhiễm vi rút Zika có thể truyền cho con khi cho con bú?
Vi rút Zika đã được phát hiện trong sữa mẹ nhưng không có bằng chứng cho thấy rằng vi rút có thể truyền cho con trong khi bú sữa mẹ. WHO tiếp tục khuyến cáo cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Phụ nữ nên làm gì nếu muốn trì hoãn việc mang thai do lo lắng chứng đầu nhỏ?
- Việc có thai hay không và khi nào nên có thai là quyết định của cá nhân trên cơ sở thông tin đầy đủ và khả năng tiếp cận cơ sở y tế.
- Phụ nữ nên tiếp cận với tất cả các biện pháp tránh thai hiện đại hiện có cả loại ngắn hạn và dài hạn.
Phụ nữ nên làm gì nếu muốn bỏ thai do lo lắng về chứng đầu nhỏ?
- Hầu hết phụ nữ trong khu vực có vi rút Zika sinh ra những trẻ bình thường.
- Việc siêu âm thai chưa đủ để xác định chứng đầu nhỏ trừ những trường hợp có biến dạng rõ rệt.
- Phụ nữ nếu muỗn bỏ thai do lo lắng về chứng đầu nhỏ nên đến các cơ sở y tế được phép cung cấp các dịch vụ và được tư vấn một cách chính xác về các biện pháp phá thai.
Một số báo cáo cho rằng vi rút Zika có thể truyền qua đường tình dục, làm thể nào để có thể tránh được?
Vi rút Zika đã được tìm thấy trong tinh dịch, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi rút Zika có thể truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng để khẳng định vi rút Zika có thể lây truyền dễ dàng qua đường tình dục.
Cho đến khi có thể hiểu đầy đủ, tất cả mọi người sống hoặc trở về từ vùng có vi rút Zika lưu hành nên tư vấn cán bộ y tế về nguy cơ truyền bệnh qua quan hệ tình dục và các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Việc sử dụng bao cao su đúng cách trong tất cả các lần quan hệ tình dục là biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất đối với các bệnh truyền qua đường tình dục.
Mai Nguyên
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:
[mecloud]P22v0dP2Q1[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua