Dòng sự kiện:

Xây dựng cho bé khởi đầu tốt nhất bằng cách trò chuyện

02:20 13/11/2015
Trong 5 đầu đời, nhất là 3 tuổi, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Đây là lúc trẻ cần những giây phút trò chuyện từ phía người thân trong gia đình.

 

Trong giai đoạn này, bé bắt đầu phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và hình thành tính cách. Thậm chí, nhiều bé sẽ học nói nhiều từ vào khoảng 15-18 tháng và tiếp tục phát triển ngôn ngữ trong những năm học mẫu giáo.

Sự quan tâm và tình cảm của cha mẹ sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng. Trò chuyện nhiều cũng giúp gắn kết tình cảm yêu thương với cha mẹ, giống như khi mẹ cho bú sẽ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ.

Các nhà khoa học cho rằng, trò chuyện với trẻ mang lại nghĩa quan trọng trong những năm đầu đời, như thúc đẩy sự tự tin, kỹ năng xã hội tích cực, hòa đồng với mọi người và hình thành những suy nghĩ cảm thông, chia sẻ.

Giai đoạn này, trẻ em sẽ cảm thấy khó chịu nếu không được làm những thứ mà mình muốn, thường sợ hãi người lạ hay bóng tối vì vậy, thậm chí, chúng sẽ trở lên nhút nhát khi thường xuyên bị cười nhạo hay trừng phạt. Vì vậy, những biểu hiện mạnh mẽ của người lớn sẽ trấn an và cân bằng cảm xúc tốt nhất cho trẻ.

Ngoài ra, thường xuyên trải qua nỗi sợ hãi như bị trừng phạt, chứng kiến cảnh bạo lực hoặc bị bỏ rơi, lạm dụng sẽ khiến não bộ của trẻ chậm phát triển, kéo theo sự chậm trễ trong nhận thức, kỹ năng xã hội và tình cảm trong cuộc sống sau này.

Vì vậy, cha mẹ cần tạo cảm giác cho cả con trai và con gái được yêu thương như nhau, khuyến khích sự khám phá để chuẩn bị cho những năm đầu đi học.

Trong giai đoạn 1-3 tuổi, bé thích quan sát, làm theo và nói theo người lớn, mẹ cũng cần dành thời gian để trò chuyện hoặc đọc truyện cho bé nghe. Bạn có thể vừa đọc vừa chỉ vào hình và nói với bé, ví dụ như: “con chó kìa con”, để gây sự chú ý của chúng vào bức hình.

Linh An

Nguồn: Gia đình Việt Nam