Dòng sự kiện:

Xót xa bé trai 5 tuổi bị chó cắn đứt "của quý", không thể nối lại

21:42 29/08/2015
Một bé trai tên D. 5 tuổi, ở Vĩnh Phúc đang nằm chơi một mình trên giường thì bất ngờ bị con chó 2 tháng tuổi lao lên cắn vào "của quý".

 

 

 

Báo Vnexpress đưa tin, nghe tiếng khóc của bé D., người mẹ vội vàng chạy vào, thấy cảnh tượng hãi hùng liền kéo con chó ra. Bộ phận sinh dục của bé gần như đứt rời.

D. đã được sơ cứu cầm máu tạm thời tại bệnh viện huyện, sau đó chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) vào sáng ngày 25/8.

Bé trai bị chó cắn. (Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương).

Bác sĩ Nguyễn Mai Thủy, khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương - người trực tiếp mổ cấp cứu cho bệnh nhi cho biết, cháu D. vào viện trong tình trạng dương vật chỉ còn dính một ít da, vết chó cắn nham nhở, phần mềm dập nát, tầng sinh môn sưng nề, tím đen, không tiểu tiện được. Do trẻ được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương quá muộn (12 tiếng sau tổn thương) nên không thể nối lại dương vật cho bé. Các bác sĩ đã nối da niệu đạo, tạo đường tiểu cho bệnh nhi.

Cháu D. sinh ra đã mắc bệnh xương thủy tinh, bại não, rất gầy yếu, 5 tuổi nhưng chỉ nặng 6kg, hàng ngày nằm một chỗ.

Cũng theo bác sĩ Thủy, đây là sự cố hy hữu và vô cùng đáng tiếc. Chó, mèo vốn là loài vật cưng rất gần gũi thân thiết với nhiều gia đình. Tuy nhiên, phụ huynh cần cẩn trọng trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc gần với vật nuôi, đề phòng tai nạn đáng tiếc.

[mecloud]h5KgfST5Zu[/mecloud]

Nói thêm về những tai nạn đáng tiếc này, trao đổi trên tờ Dân Việt, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, hiện có 2 nhóm chó thường cắn trẻ em là chó nuôi tại nhà và chó hàng xóm.

Trẻ từ 3 tuổi trở xuống thường bị chó nhà cắn, còn trẻ trên 3 tuổi thì đi chơi bị chó hàng xóm cắn. Thời điểm trẻ bị chó cắn thường diễn ra vào cuối ngày, trẻ từ trường về nhà hoặc vào cuối tuần khi trẻ ở nhà.

“Nhiều cha mẹ khi thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang. Phụ huynh không nên hốt hoảng, cần rửa vết thương do chó cắn bằng xà phòng. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất làm sạch vết thương sau đó chuyển lên bệnh viện chuyên khoa”, bác sĩ Dũng nói.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề thẩm mỹ đối với trẻ. Phụ huynh cũng đặc biệt chú ý tiêm ngừa dại và tiêm ngừa uốn ván.

“Nếu nhà có trẻ nhỏ, phụ huynh nên hạn chế nuôi chó. Nếu có nuôi phải tiêm ngừa cho chó, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó khi con vật đang ngủ, ăn và đặc biệt là chó đang nuôi con. Nên nhốt chó vào lồng”,bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Khánh Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Video đang được quan tâm:

[mecloud]fD7ybK7LY1[/mecloud]