Xót xa nơi những đứa trẻ sinh ra đã được đào sẵn 'huyệt mộ'
Những năm gần đây mưa ít và sông ngòi khô cạn khiến Somalia, một quốc gia từng bị tàn phá bởi nội chiến và nhóm khủng bố Al-Shabaab, rơi vào hạn hán, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Hơn 6,2 triệu người dân nước này hiện đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và thiếu nước sạch.
Khi đặt chân đến Somalia, mọi người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy cảnh vật nơi đây hoang tàn đến mức đáng sợ. Hàng loạt những ngôi mộ được dựng lên một cách tạm bợ. Động vật chết hàng loạt và xác của chúng bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi thối. Cảnh vật nơi đây khô cằn giống như bề mặt của sao Hỏa.
Khi đặt chân đến Somalia, mọi người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy cảnh vật nơi đây hoang tàn đến mức đáng sợ
Tại đây, một bệnh viện có đến hàng chục trẻ em thường xuyên ở trong tình trạng cấp cứu nghiêm trọng. Những đứa trẻ suy dinh dưỡng, bị bệnh viêm nhiễm ngày một tăng. Dường như các em luôn luôn phải đối mặt với án tử bất cứ lúc nào.
Suốt 3 năm không có bất kỳ một trận mưa nào đã khiến Somalia đang trở thành tử địa của những người dân sinh sống nơi đây. Cái chết đang bủa vây những đồng bằng khô cằn của Rừng Đen, Châu Phi, từng người từng người nằm xuống vì đói khát.
Cô bé Hamdi đã 6 tháng tuổi nhưng chỉ nặng khoảng 3,6kg – cân nặng tương ứng của một đứa trẻ mới sinh khỏe mạnh. Suy dinh dưỡng nặng nên khả năng miễn dịch của cô bé hầu như không có.
Cô bé Hamdi đã 6 tháng tuổi nhưng chỉ nặng khoảng 3,6kg – cân nặng tương ứng của một đứa trẻ mới sinh khỏe mạnh.
“Trong suốt 3 tháng, bé gái này không được biết đến một bữa no. Mẹ cô bé không đủ sữa cho con bú vì thường xuyên nhịn đói. Thể chất, sức đề kháng của Hamdi vô cùng kém, đó là lí do ai nhìn thấy cô bé đều đau xót kết luận rằng án tử đang treo sẵn trên đầu đứa trẻ tội nghiệp này. Hamdi chỉ là một trong hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có ở bốn quốc gia Somalia, Nam Sudan, Nigeria và Yemen”, Tiến sĩ Said Hamed cho biết.
Tại Somalia, hạn hán đã xóa sạch đến 60% gia súc - nguồn thực phẩm và kinh tế chủ lực của người dân. Nếu không có gia súc, dê để trao đổi các loại lương thực phẩm khác như gạo, bột mì thì những gia đình sống trong sa mạc sẽ không có gì để ăn.
Tại đây, một bệnh viện có đến hàng chục trẻ em thường xuyên ở trong tình trạng cấp cứu nghiêm trọng. Những đứa trẻ suy dinh dưỡng, bị bệnh viêm nhiễm ngày một tăng. Dường như các em luôn luôn phải đối mặt với án tử bất cứ lúc nào.
Giống như Hamdi, một đứa trẻ 18 tháng tuổi khác là Ahmed đã được đưa đến trạm xá trong tình trạng bất tỉnh 4 ngày. Chỉ nặng 6kg, đứa trẻ này được chuẩn đoán suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thiếu máu và hạ đường huyết.
Mẹ của Ahmed cho biết: "Đứa trẻ quá yêu. Ahmed không thể ăn được gì ngay cả khi chúng tôi có thức ăn. Thằng bé trở nên chậm chạp hơn. Nhà chúng tôi cách đây 3 tiếng đồng hồ để đến trạm xá. Ở đó, chúng tôi không biết làm thế nào để kiếm được thức ăn, đàn dê đã chết hết".
Đa số những đứa trẻ đang nằm điều trị tại các trạm xá đều có dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy và suy nhược cơ thể. Không chỉ trẻ sơ sinh mà ngay những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên cũng dần kiệt sức vì đói. Amina Issa 18 tuổi yếu đến mức không thể phản ứng nổi khi bác sĩ chạm vào tay.
Những huyệt mộ được đào sẵn để chờ những người chết vì đói.
Theo thống kê, trong hai tháng đầu năm, lượng trẻ sơ sinh phải cấp cứu trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng đã tăng gấp đôi. Tiến sĩ Hamed cho biết hiện mọi phòng khám ở Somalia đã quá tải và không đủ điều kiện để cứu chữa các bé.
Trong cuộc điều tra mới nhất cho thấy có đến 363,000 trẻ em bị suy dinh dưỡng, bao gồm 71,000 trường hợp mắc thể nặng như Hamdi và nhiều đứa trẻ khác. Tính mạng của các em cùng vô vàn người dân nơi đây đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những đứa trẻ sinh ra đã phải mang án tử trên người.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nhiều phụ huynh đang vi phạm Luật Trẻ em đối với con em mình
- Trẻ em Do Thái 5 tuổi đã kiếm tiền, trẻ Việt 20 tuổi vẫn 'phải học'
- Cảnh giác nguy cơ nghe lén và bắt cóc trẻ em từ sử dụng gấu bông
- Những trò chơi kinh điển của trẻ em khi thế giới không có smartphone
- Gửi thư tới Chủ tịch nước về vụ xâm hại trẻ em ở Vũng Tàu
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua