Xót xa trẻ em nghèo Philippines lặn ngụp trên sông "mót rác" kiếm sống
Một ngày của những đứa trẻ nghèo sống tại thành phố Navotas, nằm ở phía bắc Manila bắt đầu với 1 bên túi, 1 bên móc. Chúng không thể đi học vì chúng còn phải đi "mót" rác.
Một cậu bé đang cố gắng ngoi đầu lên trên mặt nước để "mót" rác.
Những đứa trẻ này chỉ là một trong số hàng nghìn những đứa trẻ nghèo khổ tại Philippines. Ngày ngày chúng buộc phải mạo hiểm tính mạng bơi trong dòng nước ô nhiễm để kiếm miếng ăn qua ngày.
Ở phía xa xa, một cô bé đang vắt vẻ trên một chiếc bè làm từ xốp để mót những vật liệu có thể tái chế từ đống rác nổi trên sông.
Chúng được sinh ra trong những khu ổ chuột gần các địa điểm tập kết rác thải của thành phố. Bố mẹ chúng không công ăn việc làm. Thu nhập của cả gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều nhờ "mót" rác.
Ngày ngày chúng buộc phải mạo hiểm tính mạng bơi trong dòng nước ô nhiễm để kiếm miếng ăn qua ngày.
Bọn trẻ dành cả ngày để "mót" rác, rồi lọc ra những thứ đáng giá nhất để bán lại cho những cửa hàng thu mua phế liệu. Số vật liệu phế thải này sẽ được tính bằng cân. Sau đó được bán lại cho các nhà máy tái chế lớn ở miền nam Trung Quốc.
Thu nhập của cả ngày "mót" rác được khoảng 50 peso ( tương đương 66.000 đồng).
Tuy những vật liệu phế thải này được mua lại với giá rẻ mạt nhưng các cửa hàng thu mua phế liệu này kiếm được hàng triệu peso mỗi năm nhờ buôn bán rác thải. Trong khi đó, nhân công của họ chỉ được trả khoảng 50 peso (66.000 đồng) cho một ngày lao động cật lực.
Sống trên núi rác khổng lồ khiến lũ trẻ dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy và lao phổi.
Nhưng tới nay, do hậu quả của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà máy tái chế tại Trung Quốc đang lần lượt đóng cửa, vì vậy những cửa hàng thu mua phế liệu ép giá mua vào chỉ bằng một nửa ngày trước, Điều này có nghĩa là, bọn trẻ sẽ phải tăng năng suất làm việc gấp đôi nếu muốn kiếm được như trước.
Do suy thoái kinh tế, bọn trẻ buộc phải tăng năng suất làm việc gấp đôi nếu muốn kiếm được như trước.
Theo Trí Thức Trẻ
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua