Xuất hiện robot cảnh báo tắc đường tại Hà Nội
Theo quan sát của phóng viên Dân trí, tại đường Trường Chinh, nhiều người dân di chuyển bằng phương tiện 2 bánh đã ngoái nhìn một nữ robot xinh đẹp đang đứng trên vỉa hè với tấm bảng cảnh báo tắc đường rung lắc liên tục trên tay.
Robot cảnh báo tắc đường trên đường Trường Chinh đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Thông tin ghi trên tấm bảng mới được thực hiện một cách thủ công.
Ông Nguyễn Văn Nam (55 tuổi, ở Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi thấy họ đưa robot cảnh báo tắc đường đến đường Trường Chinh được mấy ngày nay rồi. Robot này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người đi đường. Tôi nghĩ, khi thu hút được nhiều quan tâm thì việc cảnh báo tắc đường ghi trên tấm bảng của robot cầm sẽ có hiệu quả”.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Thạc sĩ chuyên ngành Cơ điện tử Mai Trọng Dũng, người chủ trì nhóm nghiên cứu làm ra những robot cảnh báo tắc đường nói trên – chia sẻ, đã từng có ý tưởng truyền thông cảnh báo tắc đường bằng những tấm biển khổ lớn tại các nút giao thông của Thủ đô Hà Nội, nhưng dự án đó đã phải hủy bỏ vì khá tốn kém và do biển tĩnh không thu hút được sự chú ý của nhiều người. Chính vì vậy, cách đây 2 năm, nhóm nghiên cứu của anh Dũng đã lên ý tưởng sản xuất ra những robot làm nhiệm vụ cảnh báo tắc đường cho người dân ở nhiều tuyến phố, nút giao thông của Hà Nội.
“Sau 2 năm nghiên cứu chúng tôi đã làm ra được những robot cảnh báo tắc đường như ngày hôm nay. Robot có hình dáng rất giống người thật, lại cầm bảng thông báo liên tục rung lắc trên tay nên đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người đi đường, do vậy hiệu quả truyền thông sẽ cao. Thông tin về các cung đường tắc chúng tôi lấy từ đài VOV Giao thông và các kênh thông tin khác, sau đó ghi lên bảng thông báo. Nội dung trên tấm bảng này cũng thay đổi liên tục tùy thuộc vào thông tin chúng tôi nhận được” – anh Mai Trọng Dũng cho biết.
Anh Mai Trọng Dũng chia sẻ thêm, VOV Giao thông khi truyền thông tin về tắc đường thì chỉ những người ở nhà, đi xe buýt hoặc trên xe ô tô mới có thể nghe được, còn robot cảnh báo tắc đường nói trên phục vụ cho rất nhiều người dân đang di chuyển trên đường mà không có điều kiện nghe đài VOV Giao thông.
Vẫn theo anh Mai Trọng Dũng, trong thời gian tới nhóm nghiên cứu của anh sẽ hoàn thiện thêm bảng thông báo bằng điện tử và điều chỉnh thông tin từ xa, chứ không làm thủ công như hiện tại.
“Trên thực tế, do không có thông tin nên nhiều khi người dân lại tiếp tục di chuyển vào các cung đường đang ùn tắc, làm cho tuyến phố đó càng tắc thêm. Nếu có sự xuất hiện của robot tại các nút giao thông, đầu các tuyến phố để cảnh báo tắc đường, tôi nghĩ tình hình giao thông sẽ bớt căng thẳng hơn hiện nay” – anh Dũng nói thêm.
Theo anh Mai Trọng Dũng, robot nói trên ngoài việc làm nhiệm vụ cảnh báo tắc đường, còn có thể sử dụng vào nhiều mục đích truyền thông khác nữa.
Dân trí
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Hà Nội treo giải thưởng hơn 4 tỷ cho ý tưởng chống tắc đường
- Hà Nội lấy ý kiến người dân về loa phường qua Internet
- Quả Dư thừa: Trái cây cúng tết hot nhất 2017 Hà Nội
- Hà Nội trình chiếu pháo hoa qua màn hình Led đêm giao thừa
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua