Dòng sự kiện:

Ý nghĩa ngày quốc tế Nelson Mandela

Linh An
08:28 18/07/2017
Ngày quốc tế Nelson Mandela được tổ chức vào 18/7 hàng năm, do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng. Ý nghĩa ngày quốc tế Nelson Mandela nhằm truyền cảm hứng cho các cộng đồng, tổ chức và cá nhân quan tâm và hỗ trợ những người khó khăn.

Ngày Quốc tế Nelson Mandela là ngày gì?

Ngày Quốc tế Nelson Mandela được tổ chức trên toàn thế giới vào ngày 18/7 hàng năm. Nguồn gốc của ngày lễ này xuất phát từ năm 2009, nhân sinh nhật tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, cộng đồng quốc tế bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Nelson Mandela vì những đóng góp của ông cho sự nghiệp hòa bình và tự do. 

Kỷ niệm Ngày quốc tế Nelson Mandela tại Việt Nam

Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Nelson Mandela

Nelson Mandela - được xem là biểu tượng vĩ đại chứng minh cho nhân loại nhận thấy ai cũng có khả năng thay đổi thế giới thông qua sự hy sinh và hành động. Việc Liên Hợp Quốc công nhận ngày 18/7 là Ngày Quốc tế Nelson Mandela khẳng định niềm tin vào các giá trị của tự do, bình đẳng, tôn trọng, hòa bình mà ông Nelson Mandela đã ấp ủ trong suốt cuộc đời của mình và cũng là dịp để tưởng niệm, ca ngợi sự đóng góp của ông cho hòa bình và tự do của nhân loại.

Ngày Quốc tế Nelson Mandela là lời kêu gọi nhằm truyền cảm hứng cho các cộng đồng, hãy cùng nhau nỗ lực để thực hiện các hoạt động nhân đạo. Khuyến khích chúng ta cần tiếp tục thực hiện những cam kết để giúp đỡ những người có cảnh khó khăn từ đó xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.

 
Làm gì trong Ngày Quốc tế Nelson Mandela
Theo truyền thống, trong ngày sinh nhật Nelson Mandela-cố Tổng thống Nam phi, Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả mọi người dành 67 phút để giúp đỡ người khác, để làm cho cuộc sống xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn, và giúp đỡ những cộng đồng, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Con số 67 chính là số năm trong cuộc đời mình mà ông Mandela đã cống hiến cho hòa bình và nhân loại với tư cách là chiến sĩ bảo vệ nhân quyền, là tù nhân chính trị, là chiến sỹ thiện nguyện quy mô quốc tế.

Nelson Mandela là huyền thoại của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, từng ngồi tù 27 năm trong nhà tù đảo Robben. Được thả năm 1990, ông dẫn dắt đất nước tới dân chủ, chấm dứt chế độ cai trị của người da trắng thiểu số và đảm bảo quyền bầu cử cho người da màu. Ông được bầu làm tổng thống Nam Phi năm 1993, giữ chức từ năm 1994-1999.

Năm 1993, ông được trao giải Nobel Hòa bình cùng Frederik Willem de Klerk, lãnh đạo Nam Phi da trắng từng ra lệnh thả ông. "Hoạt động của họ đã chấm dứt một cách hòa bình chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đặt nền tảng cho một nước Nam Phi dân chủ mới", Ủy ban Nobel Hòa bình đã ca ngợi công lao của ông.

Bức ảnh khi Mandela giơ cao nắm tay khi được ra tù trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh kiên cường của ông chống phân biệt chủng tộc. Ông từng nói: "Những lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự tự do của dân tộc mình'

Khi Ông Nelson Mandela trở thành tổng thống, ông đã giữ lời hứa tập trung vào sự nghiệp hòa giải và kêu gọi tất cả mọi người đoàn kết với nhau để xây dựng một nước Nam Phi dân chủ. Khi đó đã xuất hiện thuật ngữ "cầu vồng quốc gia", có nghĩa là dân tộc của tất cả màu sắc cầu vồng. Và ông Mandela vẫn tiếp tục hoạt động theo tinh thần đó ngay cả sau khi đã nghỉ hưu. Hoạt động của ông xúc tiến tiêu diệt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, kể cả bằng phương pháp quyết liệt. Đồng thời, ông chủ trương luôn sẵn sàng đi đến thỏa thuận chính trị, sẵn sàng lãnh đạo đất nước không cần chức vụ. 

Ngày Quốc tế Nelson Mandela năm 2017 có thông điệp "Action Against Poverty - Stop Hunger Now” (tạm dịch “Hãy hành động để xóa đói nghèo - Chấm dứt nạn đói”).

Nguồn: Gia đình Việt Nam