Yêu cầu thu hồi sách "dạy học sinh lớp 1 đi trên thủy tinh"
Tin liên quan

- Sách dạy trẻ đi trên thủy tinh: Chủ biên, NXB lên tiếng
- Phụ huynh choáng váng với bài học "dũng cảm đi trên thủy tinh" cho trẻ lớp 1
- Clip học sinh bịt mắt khóc tức tưởi trong lớp học kỹ năng sống
- 10 kỹ năng sống đơn giản giúp thoát khỏi tình thế nguy cấp
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân và tập thể có liên quan trong việc liên kết xuất bản cuốn sách trên và xử lý theo thẩm quyền của Nhà xuất bản.
“Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam phải rà soát lại các quy định, quy trình về liên kết xuất bản sách với các tác giả để bảo đảm sự chặt chẽ, tránh sai sót trong công tác biên tập, xuất bản loại sách này”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu.
Trước đó, bài học Vượt qua nỗi sợ với phần câu chuyện minh hoạ sử dụng mẩu chuyện Bạn An dũng cảm (trang 77), trong đó có chi tiết học sinh đi qua thảm thuỷ tinh.
Câu chuyện “Bạn An dũng cảm” được viết: “Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt cả lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi! An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh, nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng, cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.
Khi đọc được câu chuyện này, rất nhiều phụ huynh bày tỏ thái độ ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ vì cách dạy kỹ năng sống cho trẻ kiểu… huấn luyện cảm tử thế này.
Quan trọng hơn, sự “ghê rợn” trong nội dung bài học khiến nhiều người lo sợ rằng, với sự trong sáng và rất thật thà của trẻ con, rất có thể các bé sẽ “chứng minh lòng dũng cảm” của mình bằng cách dẫm lên mảnh kính vỡ, nghịch dao, kéo hay những vật sắc nhọn khác mà không có sự kiểm soát của người lớn.
Tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ biên cuốn “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1” (NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành) phân tích trên báo Tuổi trẻ: “Về mặt vật lý, khi chúng ta làm mảnh thủy tinh bằng bao diêm (khoảng 3cm2) và làm khung dày khoảng 5cm, thì khi trẻ con bước lên thủy tinh, những mảnh nhỏ, nhọn, thiết diện bé, áp suất lớn sẽ chìm xuống dưới, còn mảnh nào to, thiết diện lớn, áp suất bé, sẽ nằm lại lại bên trên, nên đi rất êm chân”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã thử trắc nghiệm làm bài tập cho trẻ em là lựa chọn giữa đi thủy tinh và đi sỏi, nhưng các em đa số là chọn đi trên sỏi. Nhưng sau khi cho các em thực hành đi trên sỏi và thủy tinh, thì đa số các em đều lựa chọn đi trên thủy tinh. Việc đi tên thủy tinh không có gì nguy hiểm cả”.
Lam Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video:
[mecloud]Xktf4XQUEj[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua