10 điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng
1. Tình trạng sức khỏe tốt
Đưa trẻ đi tiêm phòng mẹ hãy chắc chắc tình trạng sức khỏe của bé tốt, ổn định. Bởi thể chất tốt bé sẽ có nhiều năng lượng, cơ thể hấp thu vắc-xin và phát huy tác dụng.
2. Một số vắc-xin không thích hợp cho trẻ sinh non
Mẹ nên nói với bác sĩ về việc bé sinh non, nhẹ cân bởi có một số loại vắc-xin không phù hợp với cơ thể của trẻ. Nên đưa bé đi tiêm khi thực sự khỏe mạnh, sau tiêm nên theo dõi cẩn thận. Nếu xuất hiện những dấu hiệu khác thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
3. Cân nặng đạt tiêu chuẩn
Ngoài việc trẻ không bị sốt, cảm lạnh…thì cân nặng trẻ sơ sinh phải đạt đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt, mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Ví dụ như vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non hoặc cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời gian tiêm.
4. Nếu trẻ bị vàng da, không tiêm phòng viêm gan B
Trẻ đầy tháng mà tình trạng vàng da vẫn chưa giảm thì cần đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra là do nguyên nhân gì. Nếu như là vàng da bệnh lý thì cho dù tiêm bao nhiêu vắc-xin cũng không thể sinh ra kháng thể bảo vệ tương ứng, như vậy thì không cần tiêm vaccine phòng viêm gan B.
5. Bé ăn quá no hoặc đói bụng
Mẹ nên tuyệt đối tránh việc cho trẻ ăn hoặc bú quá no khi đi tiêm phòng, tuy nhiên cũng không nên để trẻ đói. Bởi sau khi đi tiêm về bé thường khó chịu trong người, khóc nhiều hơn. Lời khuyên cho mẹ là cho bé ăn lót dạ trước thời điểm tiêm 30 phút.
6. Trẻ có tiền sử dị ứng hãy thông báo cho bác sĩ
Ảnh minh họa
Nếu em bé bị dị ứng mẹ nên thông báo trước cho bác sĩ bởi một số loại vắc-xin có thể không thích hợp tiêm cho bé.
7. Quan sát biểu hiện của bé sau khi tiêm 30 phút
Mẹ hãy nhớ quan sát biểu hiện của trẻ sau khi tiêm 30 phút xem có điều gì bất thường không. Tuyệt đối không cho bé uống sữa hoặc ăn bất cứ thứ gì trong thời gian này, nếu thấy dấu hiệu bất thường phải đưa bé tới cơ sở y tế kiểm tra.
8. Triệu chứng sốt nhẹ sau khi tiêm là bình thường
Trẻ sốt nhẹ kèm biểu hiện buồn ngủ là điều bình thường mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và có những dấu hiệu bất thường khác mẹ phải đưa con tới gặp bác sĩ ngay.
9. Ngăn vết tiêm không bị nhiễm trùng
Để viết tiêm không bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mẹ nên vệ sinh cá nhân cho bé cẩn thận. Tránh tác động trực tiếp hoặc để nước tiếp xúc vào vết tiêm của trẻ.
10. Giữ ấm cơ thể bé khi đi tiêm vào những ngày lạnh
Những ngày thời tiết lạnh khi đưa con đi tiêm mẹ nên mặc ấm cho bé, bởi trẻ nhỏ sức đề kháng kém dễ cảm lạnh hoặc mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 85% trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng
- 4 vắc xin mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ con
- Nếu bỏ lỡ lịch tiêm phòng cho bé thì phải làm sao?
- Lý do phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai
- Cảnh báo tác hại từ việc không tiêm phòng cho trẻ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua