Dòng sự kiện:

10 loại hạt còn bổ dưỡng hơn cả gạo trắng

17:58 09/09/2015
Bản thân 10 loại hạt này sẽ cung cấp cho người dùng nhiều dinh dưỡng, dưỡng chất hơn gạo trắng để phòng chống một số bệnh thường gặp.

 

 

 

1. Lúa mì

Lúa mì là loại ngũ cốc rất giàu canxi, phốt pho và các amilaza, mantoza khác giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong lúa mì còn có một hàm lượng lớn vitamin E và các nguyên tố cần thiết giúp lưu thông máu, “nuôi dưỡng” hệ tim mạch.

Thường xuyên ăn lúa mì còn giúp cho bạn có một trí nhớ tuyệt vời và một tinh thần minh mẫn. Một chén lúa mì bulgur cung cấp đến 75% chất xơ và 25% protein cần thiết mỗi ngày.

2. Gạo lức

Gạo lức bổ dưỡng hơn gạo trắng nhờ cách xay sau khi thu hoạch.

Gạo lức chỉ xay bỏ vỏ trấu chứ không xát bỏ lớp cám gạo khiến các chất dinh dưỡng không bị mất đi như gạo trắng. Thêm vào đó, gạo lức còn chứa nhiều vitamin B.

Bạn có thể rút ngắn thời gian nấu gạo lức bằng cách ngâm với nước lạnh qua đêm theo tỷ lệ 3 nước : 1 gạo.

3. Yến mạch

Ngoài lượng protein nhiều hơn gạo, yến mạch còn có hàm lượng bột mì cao hơn 1,6 - 2,6 lần, hàm lượng chất béo cũng cao hơn 2 - 2,5 lần so với gạo. Tuy hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng yến mạch lại được coi là một trong những loại thực phẩm ăn kiêng hàng đầu.

Bên cạnh đó, yến mạch dồi dào avenanthramide, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim. Hãy ưu tiên chọn yến mạch cắt nhỏ hoặc yến mạch cán. Nếu dùng yến mạch ăn liền thì nên chọn loại có si rô bắp cao phân tử HFCS để tăng cường hệ miễn dịch và hormone kiểm soát cảm giác thèm ăn.

4. Qunioa (diêm mạch)


Không thực sự là một loại hạt, quinoa vẫn là một trong những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho gạo. Hạt quinoa giàu sắt, canxi, vitamin B và E, cung cấp các loại protein và axit amin thường được tìm thấy trong thịt.

5. Kê

Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 - 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế loại hạt này có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.

Nên bổ sung cháo kê, hay những thực phẩm được chế biến từ hạt kê vào thực đơn của bạn để có một bộ não khỏe mạnh.

6. Ngô

Các nhà khoa học gọi ngô là “thực phẩm vàng” vì lượng xenluloza trong ngô cao hơn từ 4 - 10 lần so với gạo và các loại bột khác. Xenluloza có tác dụng kích thích nhu động dạ dày ruột, giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic, nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu.

7. Đậu tương


Đậu tương là loại đậu có hàm lượng protein cao nhất trong các thực phẩm họ đậu. Hàm lượng protein trong một hạt đậu chiếm tới 38% trọng lượng của hạt đậu, khối lượng còn lại là của cacbonhydrat và các chất béo.Vì là thực phẩm giàu protein, nên đậu tương nguồn dinh dưỡng dồi dào và quý giá đối với sức khỏe con người.

Ăn đậu tương mỗi ngày có tác dụng chống ung thư, phòng tránh bệnh loãng xương và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.

8. Đậu xanh

Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống mụn nhọt, rôm sẩy. Ngoài ra, vỏ đậu xanh còn có tác dụng giải độc, chống mờ mắt. Đậu xanh được dùng nhiều trong chế biến món ăn và là loại nước giải khát rất tốt trong ngày hè.

9. Kiều mạch


Kiều mạch có tác dụng giúp dạ dày co bóp tốt, nhuận tràng, thông đại tiện nên giải độc rất tốt.

Bạn hãy nghiền kiều mạch nấu chín thành nước để uống hoặc khi uống cho thêm một số nước hoa quả khác như là táo nho vừa cung cấp được thêm nhiều thành phần dinh dưỡng lại vừa lợi tiểu tiện.

10. Cao lương

Cao lương là loại cây có vị ngọt ấm, có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày. Khi bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu tiêu hóa kém, có thể dùng cao lương sắc uống từ 2 - 3g mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]CQD8MF7fIb[/mecloud]