Dòng sự kiện:

10 loại thực phẩm mẹ phải ăn để ngăn ngừa dị tật thai nhi

21:09 11/11/2015
Thiếu axit folic trong suốt thai kỳ khiến cho trẻ sơ sinh có nguy cơ đối mặt với những dị tật, đặc biệt là tật nứt đốt sống cổ.

 

 

 

[mecloud]pmgZvERvSj[/mecloud]

Để bổ sung đủ lượng axit folic cần thiết, chị em đừng bỏ qua những thực phẩm dưới đây:

10. Rau lá xanh đậm

Để tăng hàm lượng axit folic trong cơ thể, mẹ nên bổ sung rau lá xanh thẫm trong chế độ ăn uống hàng ngày như rau bina, rau diếp, rau cải… Chỉ cần một bát rau lá xanh thẫm là có thể đủ nhu cầu về axit folic mỗi ngày cho mẹ bầu.

9. Đậu lăng

Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… đều có chứa hàm lượng axit folic rất cao. Vì vậy mẹ chớ nên bỏ qua các loại đậu trong chế độ ăn hàng tuần.

8. Quả bơ


Mỗi cốc bơ nguyên chất cung cấp cho mẹ bầu khoảng 90 mcg vitamin B9, tương đưởng khoảng 22% nhu cầu về axit folic mỗi ngày. Quả bơ cũng là nguồn tuyệt vời của vitamin A, chất xơ và vitamin K… - rất tốt với mẹ bầu.

7. Các loại hạt

Mẹ bầu có thể ăn tất cả các loại hạt như hạt lanh, hạt bí ngô, hạt hương dương, đậu phộng… Chị em có thể ăn thô hoặc sấy khô, rang tùy ý thích. Ngoài ra, trái cây sây khô cùng là nguồn thực phẩm chứa axit folic dồi dào.

6. Củ cải đường

Củ cải đường rất giàu chất chống oxy hóa và các yếu tố giải độc. Một chén củ cải đường có thể chứa tới 34% nhu cầu về axit folic hàng ngày của mẹ bầu.

5. Trái cây tươi


Các loại trái cây như cam, đu đủ chín, chuối, dâu tây, nho… rất giàu hàm lượng axit folic, vì vậy mẹ nên ăn thường xuyên mỗi ngày.

4. Đậu bắp

Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể. Chỉ cần một bát đậu bắp là đã có thể cung cấp tới 37 mcg axit folic cho cơ thể.

3. Ngô

Ngô rất giàu axit folic và chỉ cần 1 bắp ngô luộc đã cung cấp tới 20% nhu cầu về axit folic mỗi ngày cho mẹ bầu.

2. Cà rốt


Mẹ có thể ăn cà rốt sống hoặc nướng hay ép nước. Một ly nước ép cà rốt sẽ giúp cung cấp được 5% nhu cầu axit folic mỗi ngày cho bà bầu.

1. Súp lơ

Rau họ cải này rất giàu vitamin C và axit folic. Bà bầu chớ nên bỏ qua loại rau xanh này trong chế độ ăn uống hàng tuần.

Ngoài ra, để phòng tránh dị tật thai nhi, mẹ cần áp dùng các phương pháp sau đây:

Tránh uống các chất có cồn trong suốt thời kỳ mang thai

Để phòng tránh dị tật thai nhi, phụ nữ có thai không nên uống các chất kích thích có cồn bởi thai nhi có thể hấp thụ chất cồn từ người mẹ qua dây rốn. Tất cả các loại nước uống có cồn đều không tốt cho thai nhi bao gồm cả rượu vang và bia.

Tránh hút thuốc lá

Cũng giống như việc uống rượu, hút thuốc lá rất không tốt cho thai nhi. Hiểm họa từ việc hút thuốc lá của người mẹ gây cho con bao gồm dị tật sứt môi, hở hàm ếch và thậm chí là tử vong. Ngoài ra, đứa trẻ có thể bị nhẹ cân, sinh non và các dị tật bẩm sinh khác trên cơ thể.

Đề phòng lây nhiễm bệnh từ bên ngoài


Có rất nhiều các bệnh lây nhiễm từ vi trùng và vi khuẩn có thể truyền từ mẹ cho con ngay từ trong bào thai và gây ra dị tật bẩm sinh. Để phòng ngừa tối đa sự lây nhiễm này, phụ nữ có thai nên tuân thủ các bước vệ sinh cá nhân và tiệt trùng đồ ăn, vật dụng đúng cách, ví dụ như rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, ăn thịt đã nấu chín, uống nước sôi và không ăn đồ cũ để qua đêm.

Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh

Việc tiêm phòng vắc-xin định kỳ khi mang thai là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa dị tật thai nhi. Mỗi loại vắc xin có một công dụng phòng ngừa bệnh tật riêng, nhưng nhìn chung chúng đều giảm thiểu nguy cơ bị dị tật thai nhi.

Cẩn trọng khi dùng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai

Phụ nữ có thai phải đặc biệt chú ý đến việc sử dụng thuốc và hạn chế uống thuốc bởi hầu hết các loại thuốc đều đi kèm với tác dụng phụ không mong muốn.

Duy trì cân nặng thích hợp

Vấn đề cân nặng thích hợp ở đây là cả mẹ và thai nhi đều có cân nặng hợp lý để phát triển khỏe mạnh – không bị thiếu cân và không bị thừa cân. Việc người mẹ bị béo phì có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh và thừa cân ngay từ khi chưa sinh. Tiếp đó, việc trẻ thừa cân quá mức có thể khiến việc sinh con của mẹ trở nên khó khăn hơn, dù là đẻ mổ hay đẻ thường.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai

Bệnh tiểu đường không loại trừ những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nếu bạn bị mắc căn bệnh này, bạn cần phải kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cuối cùng, để phòng tránh dị tật thai nhi hiệu quả, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng dù không có vấn đề bất thường nào xảy ra. Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bạn theo dõi chi tiết quá trình phát triển của thai nhi. Trong trường hợp có dị tật thai nhi, bạn cũng sẽ chủ động giải quyết tình hình, tùy thuộc vào mức độ dị tật.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]khAVwhzaV3[/mecloud]