12 loại thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh
Tủ lạnh là nơi lưu trữ thực phẩm quan trọng trong nhà, nhưng theo các chuyên gia, không phải thực phẩm nào cũng nên bảo quản trong tủ lạnh.
Dưới đây là danh sách 12 loại thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh:
1. Cà phê
Cà phê - một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh - là chất có hương thơm bay hơi mạnh nên khi để trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm khác do hấp phụ hương cà phê. Ngoài ra, cà phê (nhất là cà phê hoà tan) khi lấy ra khỏi tủ lạnh sẽ xảy ra hiện tượng bị hút ẩm rất nhanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2. Hành, tỏi
Trong thương mại, người ta bảo quản hành tỏi khô ở 0oC. Tuy nhiên, nhiệt độ của tủ lạnh chỉ từ 3 – 6oC không thích hợp cho bảo quản hành tỏi.
Bên cạnh đó, khi bảo quản hành tỏi trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến mùi của các thực phẩm khác. Nếu không có điều kiện bảo quản hành, tỏi ở 0oC thì nên cho hành, tỏi trong các núi nilon có đục lỗ và giữ trong điều kiện thoáng, tối ở 15 – 16oC độ ẩm 60– 70%. Với cách này có thể giữ hành, tỏi từ 3 – 5 tháng.
3. Bánh mì
Bánh mì sẽ dễ dàng bị khô và cứng ở nhiệt độ thấp, đặc biệt là nhanh chóng bị nấm mốc nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ. Nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng và sử dụng tối đa trong vòng 4 ngày.
4. Bí đỏ
Thay vì bỏ trong tủ lạnh, cách bảo quản tốt nhất với loại thực phẩm này là cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tối như tầng hầm.
5. Cà chua
Không khí lạnh có thể khiến cà chua nhanh bị hỏng. Vì thế, chỉ cần đặt nó ở nơi khô ráo, thoáng mát.
6. Các loại dưa
Trong dưa hấu và các loại dưa khác có chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên rất tốt cho sức khỏe như như lycopene và beta-carotene, có thể ngăn ngừa ung thư hoặc nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, nếu để loại thực phẩm này vào trong tủ lạnh, chúng dễ bị úng, đồng thời mất đi các chất chống oxy hóa.
Thay vì bảo quản trong tủ lạnh, hãy để dưa hấu trên bàn ở nhiệt độ phòng để duy trì các chất chống ôxy hóa này. Dưa hấu đã cắt miếng nên bao gói cẩn thận và đặt trong tủ lạnh.
7. Dầu ăn
Để dầu ăn trong ngăn lạnh, làm giảm nhiệt độ khiến lớp dầu ăn trở nên dày giống như bơ gây khó khăn trong quá trình sử dụng khi nấu ăn vì phải mất một thời gian dài để chúng tan thành chất lỏng.
8. Khoai tây
Loại thực phẩm này cũng nên để ở nơi khô, thoáng mát và tối. Vì thế hãy đặt khoai tây vào các hộp thoáng và tuyệt đối không được rửa sạch, nếu rửa khoai tây thì chúng sẽ rất nhanh bị hỏng.
9. Thịt hun khói
Thịt hun khói cũng không nên để lạnh, vì khiến cho lượng mỡ trong đó đông lại, dẫn đến thịt kết cứng hoặc rời ra.
10. Rượu
Tùy từng loại rượu mà đòi hỏi chế độ bảo quản khác nhau. Một số có thể bảo quản trong tủ lạnh một số khác thì không và các hãng rượu thường có chỉ dẫn cách bảo quản ghi trên bao bì.
11. Mật ong
Mật ong nên được bảo quản trong lọ kín để ở nhiệt độ bình thường trong một vị trí khô ráo. Nếu để trong tủ lạnh sẽ rất khó lấy ra mỗi khi cần dùng.
12. Quả bo, chuối, kiwi, đào, mận, mơ và xoài
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của các loại quả này. Bạn chỉ cần để những loại quả này trên bàn đến khi chín, như vậy chúng sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua