Dòng sự kiện:

3 sai lầm thường gặp khi cha mẹ học tiếng Anh cùng con

12:18 19/01/2017
Sai lầm đầu tiên mà phần lớn phụ huynh đều gặp phải khi dạy tiếng Anh cho con ở nhà là chú trọng vào ngữ pháp hơn luyện phát âm.

Chỉ cần cha mẹ có định hướng đúng đắn và kế hoạch rõ ràng, thì có thể khiến việc học tiếng Anh cùng con trở nên dễ dàng mà vẫn đảm bảo hiệu quả, ngay cả trong trường hợp không biết tiếng Anh hoặc chỉ sử dụng được ở mức hạn chế.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ hữu ích đến từ tác giả Nguyễn Quốc Tuấn; một người có nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh tiểu họcđồng thời là tác giả của bộ sách Hướng dẫn “Cha mẹ học tiếng Anh cùng con” (Lớp 3, Lớp 4, Lớp 5).

Quá chú trọng vào luyện ngữ pháp hơn là luyện ngữ âm

Sai lầm đầu tiên mà phần lớn phụ huynh đều gặp phải khi dạy tiếng Anh cho con ở nhà là chú trọng vào ngữ pháp hơn luyện phát âm.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Tuấn thì lộ trình học tiếng Anh hợp lý gồm 4 kỹ năng cơ bản là nghe – nói – đọc – viết. Tuy nhiên với các kỳ thi tiếng Anh dành cho độ tuổi thiếu nhi như Starters, Movers, Flyers thường chú trọng vào việc đánh giá kỹ năng giao tiếp chứ không phải ngữ pháp.

Một lợi thế nữa của việc học nghe – nói là tránh được sự nhàm chán khi không cần tập trung quá nhiều vào việc giải thích cấu trúc ngữ pháp, khiến trẻ khó hiểu và không cảm thấy hứng thú với bài vở tiếng Anh.

Thay vì tập trung giải thích quá nhiều về ngữ pháp, hãy cho con nghe thật nhiều các tình huống hội thoại, sau đó kiểm tra con bằng các bài tập cơ bản, cha mẹ sẽ thấy bất ngờ về khả năng tiếp thu qua âm thanh của con mình.

Trọn bộ sách giúp Cha mẹ dù không biết tiếng Anh vẫn có thể theo hướng dẫn mà dạy con kiến thức chuẩn.

Dạy phát âm theo cách của người Việt

Phát âm là một vấn đề rất khó trong việc học ngoại ngữ. Đây cũng là sai lầm cơ bản mà cha mẹ thường mắc phải khi dạy tiếng Anh cho trẻ. Đơn giản là vì việc phát âm không chuẩn của phụ huynh sẽ khiến trẻ phát âm sai và rất khó sửa khi trưởng thành. Vấn đề này không chỉ riêng tiếng Anh mà ngay cả tiếng Việt cũng vậy, khi mà hiện nay nhiều người trưởng thành vẫn bị phát âm sai, bị nói ngọng mà nguyên nhân là do khi còn nhỏ bị ảnh hưởng từ việc dạy phát âm của cha mẹ.

Phát âm theo cách người lớn “nghĩ là đúng” có thể khiến trẻ phát âm sai

Có rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi trẻ tỏ ra rất hiểu biết lúc làm các bài kiểm tra trên giấy, vốn từ vựng phong phú và có lượng ngữ pháp khá chắc chắn nhưng khi giao tiếp những câu cơ bản với người nước ngoài như tên, tuổi, từ đâu đến, con lại không thể diễn tả lại cho họ hiểu được mình. Hoặc ngược lại, khi người nước ngoài diễn đạt các em không hiểu họ đang nói gì.

Để dạy con phát âm chuẩn,cha mẹ cần có một bộ tài liệu luyện nghe từ chính người bản xứ. Đôi tai trẻ có khả năng nắm bắt ngôn ngữ rất nhạy, vì vậy hãy hướng dẫn con tự nghe và lặp lại những điều con nghe được. Dần dần sẽ tạo thành phản xạ ngôn ngữ, giúp con nghe chuẩn, nói chuẩn và tăng hiệu quả giao tiếp.

Nếu không giỏi tiếng Anh, cha mẹ cần lựa chọn những tài liệu có phần chữ viết đi kèm âm thanh như video phụ đề, bộ sách “Cha mẹ học tiếng Anh cùng con” (có audio (trong ứng dụng app MCBooks- sử dụng công nghệ học Mcplatform) ghi giọng đọc của các chuyên gia người Anh kèm đáp án bài nghe trong sách), vận dụng thêm từ điển Oxford, Cambridge… để học cùng con.

Thiếu khoảng thời gian học và giải trí hợp lý

Nếu mỗi ngày con chỉ được học “hometown là nơi ở”, “class là lớp học” thì với tâm lý hiếu động và ham vui, trẻ khó lòng ngồi yên 30 phút để tiếp nhận ngôn ngữ mới.

Hãy làm cho tiếng Anh trở nên thú vị và nhiều màu sắc hơn trong mắt trẻ, để trẻ có khoảng thời gian giải lao hợp lý mà vẫn học tập hiệu quả. Cha mẹ hãy cố gắng thu xếp thời gian cho con được tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày, thời gian nhiều hay ít phụ thuộc vào học sinh và gia đình nhưng nhất định mỗi ngày phải dành ra khoảng thời gian nhất định cho con.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Tuấn thì chỉ cần áp dụng một số cách đơn giản như cho trẻ học tiếng Anh qua các bài thơ, bài hát hay các trò chơi ô chữ; các bậc phụ huynh sẽ thấy trẻ tiến bộ không ngờ.

Chẳng hạn với cách học qua trò chơi bảng tên mà tác giả đã ứng dụng trong cuốn “Cha mẹ học tiếng Anh cùng con - Lớp 4”, cha mẹ có thể giúp con làm 6 thẻ ghi tên 6 quốc gia: America, Australia, England, Malaysia, Viet Nam, Japan. Sau đó lật úp các thẻ lại, rồi cùng con mở lần lượt mỗi thẻ và nói tên, quốc gia, quốc tịch như: “I’m Minh. I’m from Viet Nam. I’m Vietnamese”.

Cha mẹ có thể chuyển trò chơi này mỗi khi muốn dạy con các từ vựng có mối liên quan với nhau. Với các bài thơ, bài hát tiếng Anh phù hợp cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo thêm.

Hãy tạo nên một môi trường cả nhà nói tiếng Anh trong gia đình để trẻ có hứng thú, đam mê với ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ. Đó sẽ là hành trang giúp các con thành công khi trưởng thành.

VietNamNet

Nguồn: Gia đình Việt Nam