3 thời điểm vàng thích hợp để mẹ cho bé ăn sữa chua
Mẹ nào cũng biết sữa chua rất thơm ngon lại chứa nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch; tuy nhiên, ăn sữa chua ra sao để phát huy tác dụng tốt nhất thì không phải ai cũng nắm rõ.
Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Tuy nhiên, không phải lúc nào con đòi ăn cũng chiều ý con và ăn bao nhiêu cũng được.
Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ: lợi khuẩn phát triển tốt hơn
Thời gian thích hợp để ăn sữa chua là sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ. Vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường rất thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa nên tốt hơn cho sức khỏe rất nhiều.
Buổi xế chiều: chống bức xạ và giảm căng thẳng

Hàm lượng vitamin B cao trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ do các thiết bị điện tử gây ra. Trong thời kì mà xung quanh trẻ toàn là máy tính, smartphone... thì tác dụng này của sữa chua thực sự rất cần thiết.
Hơn nữa, thành phần Tyrosine trong sữa chua còn giúp cơ thể xoa dịu những căng thẳng mệt mỏi, vì vậy, mẹ cũng nên bổ sung sữa chua thời điểm này để khỏe khoắn và năng động hơn và chăm bé tốt hơn nhé.
Video: Sữa chua có tốt cho sức khỏe như bạn vẫn nghĩ?
Buổi tối: hấp thụ canxi tốt nhất
Hàm lượng canxi trong sữa chua tương đương với sữa thường. Đặc biệt nhờ hàm lượng acid lactic cao và khả năng giữ canxi hiệu quả nên sữa chua thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Trong khi đó, thời điểm từ nữa đêm đến rạng sáng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Do đó, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi tối đa góp phần giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao hơn hẳn.
Một vài lưu ý khi ăn sữa chua
Cho trẻ ăn sữa chua phù hợp với độ tuổi
Do các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn rất non nớt, chính vì vậy bạn chỉ có thể cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 6 tháng tuổi với liều lượng phù hợp như sau:
– 6-10 tháng: 50g/ngày.
– 1-2 tuổi: 80g/ngày.
– Trên 2 tuổi: 100g/ngày
– Đới với các bé đã lớn bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn 100g sữa chua/ngày nhưng cũng không nên ăn nhiều quá bởi nó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đang đói
Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Không cho trẻ ăn sữa chua đã được làm nóng
Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.
Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Ăn sữa chua làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ?
- Lợi ích đáng kinh ngạc khi ăn sữa chua vào buổi sáng
- Mẹ vắt sữa chữa đỏ mắt cho con, bé trai 7 tháng tuổi phải bỏ một mắt vì hoại tử
- Giải mã tin đồn về ung thư: Hộp sữa chua, bình nước tinh khiết có an toàn không?
- Gia đình sữa chua Vinamilk tự hào đồng hành cùng hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua