4 cách cứu mạng trẻ thoát khỏi những vết thương nguy cấp
Đôi khi, những vết thương nhẹ lại gây nguy hiểm đến tính mạng của bé hơn cả những vết thương chí mạng chỉ vì một vài bất cẩn của cha mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh cần thường xuyên phổ cập kiến thức sơ cứu để có thể giúp trẻ trong những lúc khẩn cấp.
Dưới đây là 4 cách cứu mạng trẻ thoát khỏi nguy hiểm cha mẹ nào cũng cần biết:
1. Sơ cứu khi chảy máu
Nếu bé chảy ít máu, bạn hãy rửa vết thương trực tiếp qua nước lạnh trong vài phút rồi dán urgo hoặc băng gạch. Sau đó, chú ý dùng nước sạch rửa vết thương hàng ngày. Như vậy có thể giúp loại bỏ dị vật, vi khuẩn và da chết.
Nếu vết thương chảy nhiều máu, đầu tiên hãy dùng băng gạch hoặc khăn mùi soa sạch đắp lên chỗ máu chảy 2 phút, quan sát mức độ nghiêm trọng của vết thương. Nếu máu ngừng chảy, chứng tỏ vết thương không nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể rửa với nước sạch rồi băng lại.
Ngược lại, nếu máu chảy không ngừng, hãy đặt trẻ nằm xuống, nâng chỗ bị thương lên cao hơn tim và gọi cấp cứu.
2. Sơ cứu khi bị bỏng
Mức độ bỏng khác nhau sẽ có những cách sơ cứu khác nhau. Nếu bé bỏng nhẹ, chỉ đỏ da, không đau, mẹ hãy ngâm chỗ bỏng vào nước lạnh rồi dùng thuốc mỡ đắp lên là xong.
Nếu bé bị bỏng nước, sưng hoặc bong tróc từng mảng da, đây là dấu hiệu của bỏng nặng, phải ngâm ngay vào nước lạnh ít nhất 20 phút. Tuyệt đối không cho đá để tránh vết thương nặng thêm. Sau đó, bôi thuốc mỡ, băng lại và đưa bé đến bệnh viện.
3. Sơ cứu khi bị co giật
Khi bé co giật, trên trong não như có dòng điện chạy qua, cả người tê tê, co rúm lại. Thậm chí, nếu nặng hơn sẽ ngã quỵ, run rẩy, trợn mắt, sùi bọt mép. Nghiệm trọng nhất có thể cắn lưỡi hoặc mất ý thức.
Khi thấy bé như vậy, cha mẹ tuyệt đối không được hoảng hốt, mà hãy lấy quần áo hoặc gốc cho bé gối đầu. Nếu miệng bé chuyển màu tím, hô hấp không bình thường thì hãy giúp bé nằm nghiêng, để đầu lưỡi hướng về phía trước, để bé có thể thở bình thường.
Nếu bé ngừng thở, hãy hô hấp nhân tạo cho bé và nhanh chóng gọi cấp cứu.
4. Sơ cứu khi răng lợi tổn thương
Đến tuổi tập đi, bé rất dễ vấp ngã dẫn đến gãy hoặc sứt răng. Tuy nhiên, răng lợi của bé khi đó đang trong giai đoạn đầu phát triển, hoàn toàn có thể phục hồi.
Vì vậy, khi lợi của bé tổn thương, mẹ hãy dùng đá chườm lên, để giảm đau và sưng. Có thể dùng kem thay đá. Nếu chảy máu, hãy dùng bông, gạch sạch chấm vào nước lạnh và đặt giữa môi và lợi để cầm máu.
Nếu răng của bé chọc vào lợi hoặc vết thương sau 3-7 ngày vẫn không bớt sưng, lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Theo Toutiao/Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua