4 hiện tượng ở trẻ sơ sinh thường khiến các mẹ lo lắng
Hiện tượng đi ngoài phân lỏng
Nhiều người có thể lo lắng khi thấy con thường xuyên đi phân lỏng, tuy nhiên, bác sĩ nhi khoa Levine cho biết, tình trạng này là hết sức bình thường bởi lẽ phân trẻ sơ sinh thường ở dạng lỏng với những hạt màu vàng nhỏ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chú ý đến màu phân. Màu phân khỏe mạnh thông thường từ nâu, xanh đến vàng với một vài hạt vàng nhỏ. Khi phân xuất hiện máu kèm phân, bạn nên đến gặp bác sĩ nhi khoa.
HIện tượng có những vảy vàng/ nâu trên da đầu
Dân gian còn gọi với cái tên dân dã hơn là “phân trâu”, những mảng vàng/ nâu trên da đầu là điều hết sức phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường, các vảy vàng này có thể biến mất trong những tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp kéo dài hơn, đến khoảng 1-2 năm. Mặc dù đây là dấu hiệu hết sức bình thường ở trẻ mới sinh nhưng mẹ nên chú ý khi những vảy vàng/nâu này lan rộng ra khỏi khu vực phần đầu của đứa bé, hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn.
Có những hiện tượng tưởng nguy hiểm nhưng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh.
Kinh nguyệt non ở bé gái sơ sinh
Hay là còn gọi là kinh nguyệt giả (ra máu vùng âm đạo) hoặc khí hư (huyết trắng) - hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bé sơ sinh gái sau 3-10 ngày vừa mới sinh ra. Trong bào thai, bé gái nhận nội tiết thai kỳ từ người mẹ truyền sang. Sau khi sinh, nồng độ nội tiết giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung gây hiện tượng giống như hành kinh. Đó là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy bé có tử cung và âm đạo bình thường, không bị dị tật bẩm sinh không có âm đạo hoặc bất sản tử cung. Lượng huyết này ít và không kéo dài. Thông thường chỉ vài ngày là hết.
Tuyến vú bị sưng viêm
Trẻ sơ sinh gái sau 3-5 ngày sinh đều xuất hiện núm vú phồng lên to bằng hạt đậu, sờ thất mềm, thậm chí còn tiết ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt giống như sữa non. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ trước khi sinh. Sau khi sinh việc cung cấp hormon của cơ thể mẹ đã kết thúc gây nên sự biến đổi tạm thời này. Đây là hiện tượng bình thường và mẹ không cần phải can thiệp gì. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 - 3 tuần tuổi dần tan và khôi phục nguyên như cũ và không gây hại gì đối với trẻ sơ sinh.
Mẹ đừng quá lo lắng mà bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ để nặn mủ vì việc này có thể gây sưng, nhiễm trùng sưng viêm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tuyến vũ của trẻ trong tương lai.
Theo Gia đình Việt Nam
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ mấy tiếng một ngày là bình thường?
- Cảnh giác 6 biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
- Trẻ sơ sinh lười bú: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên biết!
- Mách mẹ thời điểm cắt tóc cho trẻ sơ sinh tốt nhất
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên biết!
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua