4 loại thực phẩm chữa chứng táo bón ở trẻ nhỏ
Những thực phẩm chữa chứng táo bón ở trẻ nhỏ
+ Cà rốt:
Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Đây là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp bạn đi tiêu dễ dàng.
+ Khoai lang:
Người có nhu động ruột kém nên dùng thức ăn chứa nhiều xơ. Chất xơ trong khoai lang gấp đôi so với khoai tây; dùng khi hấp, luộc đều có hiệu quả nhưng với người dễ “sình bụng” không nên ăn nhiều, có thể ăn cả vỏ khoai lang.
+ Chanh:
Mỗi sáng khi thức dậy bạn nên uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối, nước chanh hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.
+ Chuối:
Đối với người đi tiêu khó, có thể ăn nhiều chuối. Chuối có tác dụng nhuận trường, làm mềm phân. Người bị táo bón thường giảm sự thèm ăn, do vậy có thể ăn ít, chia thành nhiều bữa nhưng tốt nhất hằng ngày ăn 1 trái chuối.
Những lời khuyên giúp các mẹ chữa chứng táo bón ở trẻ nhỏ
+ Cho trẻ uống nhiều nước:
Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày.
Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày. –
Phòng và chữa chứng táo bón cho trẻ theo độ tuổi
Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê...
Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.
Lưu ý: Trong trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu mônbằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ nhé!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Không cần thuốc tây, trẻ bị táo bón mẹ hãy cho bé ăn món này
- Táo bón kéo dài: Con đường dẫn đến bệnh ung thư đại tràng
- 2 loại nước ép trái cây rẻ tiền trị táo bón hiệu quả
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua