4 xét nghiệm phụ nữ trung niên không thể bỏ qua
Do đó, phụ nữ giai đoạn này cần có cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro bệnh tật bằng việc thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sau.
1. Ung thư cổ tử cung
Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đứng thứ 4 trong các loại ung thư mà phụ nữ thường gặp nhưng có thể phòng ngừa được. Nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, phổ biến nhất là từ 35 đến 55 tuổi. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra các ca ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn do di truyền, béo phì, nghiện thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi. Theo khuyến cáo, phụ nữ trung niên nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm PAP mỗi năm 1 lần.
Theo khuyến cáo, phụ nữ ở tuổi trung niên nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi năm 1 lần
2. Ung thư vú
Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên là người dễ bị mắc bệnh ung thư vú do thời kỳ này nội tiết tố thay đổi thất thường nên tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ung thư vú dễ gặp ở phụ nữ khi trước đó gia đình chị em có người mắc bệnh này, phụ nữ sinh con muộn sau tuổi 30, người nghiện thuốc lá, uống rượu và bia.
Khi bắt đầu bước sang tuổi 30, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra vú hằng tháng. Cách đơn giản để phát hiện những bất thường ở vú là đứng trước gương tự sờ ngực và nằm ngửa sờ nắn ngực xem có những u cục lạ không. Đừng bỏ qua những cơn đau ngực thất thường để sớm đi gặp bác sĩ.
Nên nhớ rằng, phụ nữ ở tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 3 lần so với độ tuổi trước đó. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục hợp lý và thường xuyên thăm khám tuyến vú, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Chụp X-quang có thể phát hiện khối u ở vú. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp để thực hiện kỹ thuật này.
3. Xét nghiệm mỡ máu
Rối loạn mỡ máu hay tăng cholesterol trong máu, dễ dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch... Nếu bị mỡ máu, cần ngừng hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tránh thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol; tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để giúp điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu.
4. Xét nghiệm tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu không sớm được khống chế, căn bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm với cơ thể. Nam giới và nữ giới độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc tiểu đường cao, nhất là ở những đối tượng thừa cân, hút thuốc lá và ít vận động.
Những người mắc tiểu đường dễ có nguy cơ mắc đột quy hoặc đau tim cao gấp 5 lần so với người bình thường. Những rắc rối khác mà bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải là suy giảm thị lực, dễ bị tổn thương các mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan nội tạng. Một số dấu hiệu để nhận biết tiểu đường tuýp 2 là dễ khát nước, mệt mỏi và đi tiểu nhiều. Do đó, chị em cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ để phát hiện và khống chế sớm bệnh.
Theo PNVN
Những điều bác sĩ sẽ không hé lộ trong xét nghiệm máu của bạn
- Kết quả bất ngờ trên giấy xét nghiệm ADN khiến tôi xót xa
- Đi xét nghiệm máu để dự đoán nguy cơ tiền sản giật
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua