48 giờ chạy đua với tử thần cứu sản phụ nhau bong non
Trưa 16/2, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ tiếp nhận sản phụ N.T.H. (28 tuổi, Cần Thơ) được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng thai lần hai, khoảng 31 tuần lưu, hôn mê.
Qua thăm khám và tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ xác định đây là trường hợp nhau bong non thể nặng (hội chứng Couvelaire), có biến chứng rối loạn đông máu đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn liên viện khẩn cấp với các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Cần Thơ.
Sản phụ được chuyển đến phòng mổ cấp cứu với chẩn đoán con lần hai, thai lưu khoảng 31 tuần tuổi, nhau bong non thể nặng/rối loạn đông máu và được xử trí hồi sức tích cực kết hợp phẫu thuật lấy thai.
Trong quá trình phẫu thuật, kiểm tra thấy tử cung bầm tím, đờ tử cung, chảy máu nhiều nên các bác sĩ tiến hành cắt tử cung bán phần, khâu cầm máu kỹ. Với sự cố gắng và hướng xử trí tích cực, sản phụ H. đã qua được cơn nguy kịch.
Sản phụ được nhân viên y tế chăm sóc tại khoa Phẫu thuật Gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc. Ảnh:BVCC |
Trong suốt quá trình điều trị, do có rối loạn đông máu, sản phụ H. đã được truyền tổng cộng 19 đơn vị chế phẩm máu. Sau hơn 48 giờ, sản phụ tỉnh táo, da môi hồng, huyết động ổn định và được theo dõi đặc biệt tại khoa Phẫu thuật Gây mê - Hồi sức Tích cực - Chống độc.
BSCKII Đỗ Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng khoa Sản bệnh, cho biết nhau bong non là tình trạng nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi được sổ ra ngoài do có sự hình thành khối huyết tụ sau nhau. Khối huyết tụ lớn dần làm bong bánh nhau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi oxy giữa mẹ và con. Nhau bong non thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hay trong lúc chuyển dạ.
Bệnh thường gặp ở những sản phụ có tiền sử sản giật, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, chấn thương trực tiếp ở vùng bụng. Đây là trường hợp cấp cứu sản khoa, diễn biến đột ngột, nhanh chóng gây tử vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ bởi các biến chứng nguy hiểm như choáng, rối loạn đông máu, vô niệu, thậm chí là tử vong.
Bên cạnh đó, để phòng tránh nhau bong non, bác sĩ Nguyệt cũng chia sẻ thêm: “Các sản phụ nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén; bổ sung axit folic trước và ngay sau khi mang thai; khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa sản để được khám và xử trí kịp thời".
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sót nhau thai - trường hợp cực kì nguy hiểm ở sản phụ
- Sự thật nỗi lo muôn thuở của bà bầu không dám cắt tóc do sợ hư nhau thai
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua