5 biểu hiện 'kêu cứu' ở cơ thể trẻ, mẹ nhất định phải chú ý
Trẻ sơ sinh rất mong manh và sức đề kháng tương đối yếu, nên nếu chúng ta bất cẩn, con sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Do còn quá nhỏ để thổ lộ tình trạng sức khỏe của mình, do đó, con chỉ có thể “nói” bằng cách khóc.
Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện, trên cơ thể của con sẽ gửi tín hiệu mà mẹ có thể để ý và dự phòng:
1. Trẻ nhiều dử mắt
Khi trẻ ngủ dậy, mắt có thể dính chút dử mắt, đó là điều hết sức thông thường. Dử mắt thường là các hạt nhỏ khô, màu vàng nhạt hoặc trắng sữa.
Tuy nhiên nếu thời điểm nào đó mẹ thấy dử mắt của con nhiều hơn hẳn thông thường, lúc đó mẹ cần để ý.
Đó có thể là dấu hiệu con đang bị nghẹt mũi, ho, sốt… Hoặc mẹ để ý mắt con có dấu hiệu sưng đỏ, có nước mắt, hay nháy mắt… Nếu phát hiện điều gì khác thường, nên nhanh chóng đưa con tới bác sĩ kiểm tra.

2. Trẻ quấy khóc nhiều
Nhiều lúc vì trẻ có nhu cầu gì đó không được đáp ứng, con sẽ khóc. Nhiều khi trẻ không thoải mái cũng sẽ dùng cách khóc để biểu hiện. Lúc đó mẹ cần lưu ý quan sát con có điều gì bất ổn. Liệu có phải trang phục, bỉm dính làm đau con, hay những sợi vải thừa ở quần áo, găng tay, găng chân cũng đều có thể làm ảnh hưởng đến làn da của trẻ.
Ngoài ra, nếu môi trẻ bị khô, mắt chậm chạp, sốt và các vấn đề khác, bố mẹ phải mang trẻ đến khám bác sĩ.

3. Trẻ ăn không ngon miệng
Bình thường trẻ ăn uống có quy luật, lượng thức ăn cũng ổn định. Bỗng nhiên đến một giai đoạn con ăn ít hẳn đi, hoặc không muốn ăn. Điều này có thể do bé đang ở trong giai đoạn thay đổi, còn gọi là tuần lễ khủng hoảng (wonder week), hoặc do con cảm thấy "khó ở".
Mẹ hãy kiểm tra các vấn đề về tiêu hóa, hoặc con có bị thiếu chất dinh dưỡng nhất định dẫn đến tình trạng mất cảm giác thèm ăn, chán ăn. Nếu cơ thể bé bị thiếu kẽm, con sẽ cảm thấy chán ăn và còi cọc.

4. Chất lượng giấc ngủ của trẻ kém
Trẻ em bình thường sẽ có giấc ngủ ổn định, nhịp thở đều, tự nhiên. Nếu trường hợp con bạn buổi tối khó ngủ, bồn chồn, ngủ không yên, có thể do hô hấp của con có vấn đề, hoặc bụng khó chịu do tiêu hóa.

5. Trẻ ra mồ hôi quá nhiều
Do sự trao đổi chất mạnh mẽ, hoạt động tay chân nhiều, trẻ thường đổ nhiều mồ hơi hơn người lớn. Tuy nhiên nếu trong phòng có nhiệt độ mát mẻ vừa phải, con vẫn có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi, mẹ cần xem xem có phải đó là dấu hiệu bệnh không.
Thêm vào đó hãy để ý tình trạng con đi vệ sinh, màu sắc, hình dáng phân, tần suất trẻ xì hơi… cũng là những tín hiệu cơ thể mà mẹ cần lưu tâm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Mẹ cần biết rõ những thực phẩm làm giảm sự hấp thu canxi trong cơ thể trẻ
- Bí quyết giúp bạn duy trì cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh
- Học cách massage từng bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh để bé luôn khỏe mạnh
- Những vết sẹo bỏng in hằn trên cơ thể trẻ thơ gây ám ảnh
- Vết bớt, vết chàm trên cơ thể trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh gì?
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua