5 bước quan trọng để phát triển chiều cao tối đa cho trẻ ở tuổi dậy thì
Có 3 giai đoạn để phát triển chiều cao ở mức tối đa nhất cho trẻ đó là giai đoạn khi bé còn trong bào thai, giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành cả về thể chất và tâm lý. Quá trình này thông thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8-13 với bé gái, 9-14 với bé trai. Sau giai đoạn tuổi dậy thì sự phát triển chiều cao của các bé sẽ bị chững lại, lên rất chậm, thậm chí có trẻ không cao lên thêm được nữa.
Vì thế, mẹ nên tận dụng giai đoạn này để phát triển chiều cao tối đa cho con.
Bước 1: Giấc ngủ
Cho con vào giường đi ngủ sớm mỗi tối. Theo Kids Health, trẻ em cần từ 10 đến 12 giờ ngủ mỗi đêm. Cơ thể trẻ không thể phát triển bình thường nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Đảm bảo ngủ đủ giấc là cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho trẻ. Ảnh minh họa
Nếu có thể thì nên cho con đi ngủ trước 1 giờ theo bình thường để giúp đảm bảo chu kì tăng trưởng.
Bước 2: Thực phẩm dinh dưỡng giàu protein
Cho con bạn nhiều thức ăn có hàm lượng protein cao như cá và thịt nạc. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng, trẻ em duy trì chế độ ăn giàu protein cho thấy chiều cao tăng lên đáng kể so với trẻ em bị hạn chế trong chế độ ăn kiêng có hàm lượng protein thấp.
Bước 3: Vận động
Các hoạt động tập thể dục hàng ngày như đi xe đạp, đi bộ hoặc thể thao ngoài trời có thể giúp cho con phát triển chiều cao với tốc độ phù hợp và chống lại căn bệnh béo phì.
Vận động nhiều sẽ thúc đẩy chiều cao tối đa cho trẻ ở tuổi dậy thì. Ảnh minh họa
Theo Kids Health, các hoạt động này sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục di chuyển, hoạt động tay chân nhiều hơn thay vì ngồi trước tivi hoặc trò chơi điện tử.
Bước 4: Bổ sung canxi, sắt và vitamin A
Đảm bảo lượng canxi, sắt và vitamin A thích hợp trong thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày, thậm chí là bổ sung thêm giúp tăng chiều cao rất tốt.
Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, rau cải ngọt, rau dền, cá chạch, vừng (mè), đậu phụ; thực phẩm nhiều sắt: các loại sò, thịt vịt, các loại mật, hạt bí, cải bó xôi; thực phẩm nhiều giàu vitamin A: rau ngót, rau muống, rau dền, rau diếp, xà lách, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, hồng, mơ…
Bước 5: Kiểm tra định kỳ
Thăm khám và kiểm tra chiều cao, cân nặng của con định kỳ. Việc phát hiện sớm còi cọc, chậm phát triển ở con giúp các bác sĩ có thể kịp thời can thiệp, cải thiện tình trạng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 4 động tác giúp tăng chiều cao hiệu quả dù bạn đã qua tuổi 18
- Thời điểm trong năm trẻ có thể tăng vọt chiều cao và thực phẩm cần bổ sung cho bé
- 6 bài tập giúp bạn đạt được chiều cao lý tưởng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua