5 bước rèn con tự ngủ nhẹ nhàng, không quát tháo nhưng hiệu quả cực cao
Giấc ngủ cực kì quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó góp phần ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện của các bé, đặc biệt là não bộ.
Ở bài trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các mẹ phương pháp rèn con ngủ xuyên đêm, chuyển dần từ 3 cữ bú đêm xuống còn 1 cữ bú đêm. Ở bài này, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu tới các mẹ một phương pháp rèn ngủ cho các bé có tên "Rút lui dần" hay còn gọi "Chiếc ghế dần biến mất" do các nhà nghiên cứu tại Anh thực hiện và đưa ra.
Cơ chế hoạt động của phương pháp này đó là làm giảm dần mức độ can thiệp của bố mẹ vào giấc ngủ của bé, để các bé dần tự đi vào giấc ngủ và biết ý thức được việc tự ngủ mà không cần sự hỗ trợ từ cha mẹ nữa.
Phương pháp này phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở đi.
Phương pháp "Rút lui dần" được đánh giá đem lại hiệu quả trong việc rèn các bé tự ngủ. Ảnh minh họa
Thực hiện phương pháp với các bước như sau:
Chuẩn bị:
- Thiết lập 1 giờ ngủ ổn định cho các bé và chỉ thực hiện khi các bé có dấu hiệu buồn ngủ (không thực hiện với các bé đã ngủ say).
- 1 chiếc ghế cao vừa tầm để bố mẹ có thể ngồi bên cạnh nôi hoặc giường của các bé.
Thực hiện:
Bước 1: Kê chiếc ghế đã chuẩn bị cạnh giường hoặc nôi của trẻ.
Bước 2: Thấy con có dấu hiệu buồn ngủ thì ngay lập tức bế bé đặt xuống giường hoặc nôi, sau đó cha mẹ ngồi xuống chiếc ghế đã được đặt tại đó.
Bước 3: Chắc chắn đối với một số bé ưa hơi ấm của mẹ sẽ có dấu hiệu quấy khóc, mẹ nhẹ nhàng đưa tay vỗ về hoặc xoa nhẹ nhưng tránh giao tiếp ánh mắt với con.
Bước 4: Phương pháp rút lui dần bắt đầu được thực hiện khi thấy con có biểu hiện ngưng khóc, ngưng quấy, cha mẹ hãy dịch chuyển chiếc ghế ra xa dần so với giường hoặc nôi của bé nhưng vẫn ngồi tại đó với con chứ chưa đứng lên hẳn.
Chỉ nhẹ nhàng vỗ về khi thấy con khóc nhưng không giao tiếp bằng mắt. Ảnh minh họa
Bước 5: Nếu thấy bé có biểu hiện quấy khóc tiếp tục vỗ về như bước 3 nhưng nên nhớ tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt với con.
Bước 6: Tại bước này tiếp tục lặp lại những gì đã thực hiện ở bước 4 là lùi xa ghế ra một chút nhưng vẫn có thể vỗ về khi bé quấy khóc.
Các bước được thực hiện nối tiếp nhau cho đến khi bé chịu nằm yên và ngủ sâu giấc. Đối với những giờ ngủ khác cũng tiếp tục thực hiện các bước như trên.
Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng quyết đoán từ người mẹ. Phải thực hiện vài lần, vài ngày bé mới thực sự rời xa và không cần sự hỗ trợ từ mẹ khi ngủ.
Bên cạnh đó, mẹ phải cực kì cứng rắn, khi thấy con khóc tuyệt đối không bế bé ngay mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về. Nếu được thực hiện thường xuyên và theo đúng các bước trên, rất có thể bé sẽ quen dần, tiếp thu và có những giấc ngủ thật ngon mà mẹ lại vô cùng an nhàn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Học cách luyện con ngủ thành công mà không khóc đêm
- 10 cách dạy con ngược đời của cha mẹ Việt
- Ảnh hưởng của ánh sáng điện thoại đối với sức khỏe con người
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua