5 dấu hiệu cho biết bạn bị tiểu đường thai kỳ
Chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và “biến mất” ngay sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu được kiểm soát tốt. Đa số các trường hợp tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu nào đặc biệt, và thường đuợc phát hiện nhờ các buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi lượng đường tăng quá cao, bầu có thể để ý một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sau đây:
1/ Thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”
Khi mang thai, do sư gia tăng của hoóc-môn hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy “buồn tiểu” nhiều hơn bình thường. Đây là một hiện tượng khá bình thường, xảy ra với hầu hết các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, các mẹ thường bỏ qua chi tiết này và không biết mình đã “dính chưởng”.
Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bởi khi luợng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Điều này khiến cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu, và hệ quả là bạn sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu thường xuyên phải thức vài lần mỗi đêm để đi tiểu, bầu nhé!
2/ Cảm thấy khô miệng, khát nước
Giống như một chuỗi tuần hoàn, lượng đường trong máu cao đòi hỏi bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và việc thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh lại khiến cơ thể mất nước, cần bổ sung thêm nước. Cứ như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng.
3/ Ăn “không kiểm soát”
Phải “ăn cho hai người” cùng lúc nên việc ăn nhiều là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn, dù rằng vừa “ních” thêm một khẩu phần ăn khổng lồ, bạn có thể cần phải xem lại. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói, và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói “đeo đẳng”.
4/ Nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng
Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở “cô bé” tăng cao, và nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
5/ Mắt mờ trong thời gian ngắn
Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tầm nhìn của bạn sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.
Ngoài các dấu hiệu trên, mẹ bầu cũng nên cẩn thận, thường xuyên kiểm tra máu nếu vô tình “sở hữu” một trong những điều sau:
– Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30
– Từng sinh bé có nặng hơn 4,5 kg
– Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc có người thân bị tiểu đường
Nguồn: Gia đình Việt Mam
- Công dụng của quả óc chó đối với bà bầu trong suốt thai kì
- Những động tác đơn giản giúp thai nhi xoay đầu vào cuối thai kì
- Cơn đau trong thai kì mẹ bầu cần làm gì?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua