5 loại thực phẩm cần tránh xa khi uống viên sắt
Rau quả
Rau quả với hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng ăn nhiều rau quả khi bạn đang uống viên sắt lại thì nguy cơ bị táo bón rất cao. Hàm lượng chất xơ có trong rau qua sẽ làm giảm hấp thu sắt trong ruột. Nếu ăn càng nhiều rau quả thì chất sắt hấp thu vào cơ thể càng ít.
Vì vậy, nên hạn chế ăn rau quả trong thời gian uống viên sắt. Hoặc chọn giải pháp uống viên sắt sau khi ăn 4 tiếng đồng hồ. Khi đó chất xơ đã đi khỏi dạ dày và đoạn ruột non.
Đồ cay nóng
Đồ cay nóng luôn luôn không phải là lựa chọn tốt dành cho cơ thể của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang uống viên sắt, nó sẽ làm tăng tác dụng phụ của viên sắt.
Theo đó, các gia vị cay nóng sẽ làm tăng hấp thu nước, làm tăng hoạt động của dạ dày, ruột nên chúng ta thường có cảm giác nóng nực và táo bón. Cũng chính vì thế mà bệnh nhân táo bón khi dùng gừng, hạt tiêu sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngô
Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, mà chất xơ làm giảm hấp thụ sắt vào cơ thể.
Mặt khác, ngô có thể làm giảm độ axit trong dạ dày. Mà nồng độ axit trong dạ dày giảm thì khả năng hấp thu viên sắt cũng giảm.
Kể cả ngô luộc hay ngô rang đều không phải lại thực phẩm nên sử dụng trong thời gian uống sắt bạn nhé.
Thuốc giảm mỡ
Hai loại thuốc giảm cholesterol là cholestyramine và colestipol, chúng có thể tương tác với viên sắt bổ sung làm giảm khả năng hấp thu sắt.
Nếu sử dụng những thuốc này chung với viên sắt thì chúng có thể làm giảm hấp thu sắt từ 10-15%.
Cà phê và trà
Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tanin. Tannin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt.
Ngoài cà phê và trà, một số đồ uống khác có chứa tannin là rượu vang đỏ, táo và nước trái cây mọng và bia cũng không có lợi cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn có thể tránh tác dụng ức chế của các loại đồ uống này bằng cách không uống chúng trong vòng hai giờ trước và sau khi tiêu thụ bất kỳ thực phẩm giàu chất sắt nào.
Bên cạnh đó, bạn không nên uống quá liều sắt vì rất có thể bị nhiễm độc sắt.
Nếu uống quá liều bạn sẽ có cảm giác đau bụng, buồn nôn và nôn xuất hiện rất nhanh, chỉ sau khoảng 1-2 giờ sau khi uống. Tiếp theo là nhức đầu, nặng đầu, ý thức giảm và có thể co giật dẫn đến hôn mê, thậm chí đã có những trường hợp tử vong do ngộ độc sắt.
Vì thế mà đừng bao giờ uống vượt quá liều quy định, khoảng 1-2mg/kg/ngày.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]ZQMy5FpJSI[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua