5 sai lầm khi tắm khiến trẻ gặp họa, mẹ cần phải tránh
5 sai lầm khi tắm khiến trẻ gặp họa
Tắm cho trẻ, công việc được các mẹ bỉm thực hiện hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm được các nguyên tắc để thực hiện cho đúng. Bởi thế, mới có chuyện nhiều mẹ “mắt chữ A, miệng chữ O” khi biết mình mắc phải những sai lầm sơ đẳng để rồi khiến trẻ phải khổ sở, mệt mỏi khi bị các bệnh ngoài da như rôm sảy, hăm da, mụn nhọt, mẩn ngứa hoành hành. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà hầu hết các mẹ đều mắc phải:
- Quá tin tưởng các bài thuốc dân gian: Áp dụng các bài thuốc dân gian trong trị bệnh ngoài da ở trẻ là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Nhưng nếu quá máy móc và thiếu cẩn trọng mẹ bỉm sẽ “ăn trái đắng” bởi thảo dược dùng để tắm cho trẻ có thể chứa tạp chất, sâu bọ, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ làm bệnh ngoài da ở trẻ phát triển nhanh hơn, biến chuyển xấu hơn.
- Vẫn sử dụng sản phẩm chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa và hóa chất kích ứng: Theo thói quen, nhiều mẹ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm chứa các thành phần trên để tắm cho con với mong muốn chúng sẽ làm sạch da và giúp trẻ hết bệnh. Tuy nhiên, điều này không khác gì “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến da trẻ bị kích ứng và tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Quên đo nhiệt độ tắm cho trẻ: Chỉ dùng tay kiểm tra qua loa nước tắm có thể khiến trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này rất không tốt bởi trẻ sẽ bị bỏng, rát, khó chịu (nước nóng) hoặc bị cảm mạo, nhiễm lạnh (nước lạnh).
Theo các chuyên gia y tế, tắm sai cách khi trẻ mắc bệnh ngoài da rất nguy hiểm bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng rất to. Đó là trẻ có thể bị viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và thậm chí là tử vong chỉ vì những sai lầm này.
“Đánh bay” bệnh ngoài da ở trẻ chỉ bằng cách… tắm
Mẹ bỉm cần biết là tắm rửa sạch sẽ giúp trẻ thư giãn, thoải mái, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn. Bởi vậy, ngoài việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết (chậu, quần áo, khăn lau) bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ.
Khi da trẻ khỏe mạnh, mẹ có thể dùng các loại sữa tắm thông thường nhưng lúc da bé xuất hiện các nốt mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy ở mặt, cổ, lưng, cánh tay hay vết hăm ở mông, bẹn thì phải tắm cho trẻ bằng một sản phẩm chuyên biệt đảm bảo được các tính năng: an toàn và hiệu quả trong việc loại trừ các bệnh ngoài da ở trẻ.
Có hay không một sản phẩm vừa an toàn, lành tính với làn da non nớt của trẻ vừa giúp “thổi bay” nỗi lo về mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy và hăm da. Tin vui là mẹ bỉm chỉ cần “kết bạn” với bột tắm thảo dược. Với các thành phần từ thiên nhiên, bột tắm thảo dược giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da đồng thời giúp mẹ quẳng được gánh lo về rôm sảy, nụm nhọt, mẩn ngứa, hăm da để giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.
Ngoài việc tắm cho trẻ bằng bột tắm thảo dược, để phòng ngừa, chữa trị các bệnh ngoài da, mẹ bỉm cũng cần lưu ý: chỉ sử dụng bài thuốc dân gian có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng; ngưng sử dụng sản phẩm có chứa chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất gây kích ứng; lau cơ thể trẻ thật khô trước khi mặc quần áo; giữ trẻ luôn sạch sẽ; tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm, khói bụi...
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 thời điểm tuyệt đối không nên tắm cho trẻ
- Lý do không nên tắm cho trẻ khi đi tiêm chủng về
- Học mẹ Anh cách tắm cho trẻ sơ sinh để bé thấy thư giãn, thoải mái
- Mẹ cần nhớ những lưu ý quan trọng khi tắm cho trẻ nhỏ
- Những lý do không nên tắm cho trẻ ngay sau khi sinh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua