5 sai lầm khiến con chậm lớn nhiều mẹ Việt mắc phải
Pha nước lạnh trong lúc hầm xương
Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất, nếu mẹ hầm quá lâu kèm theo nhiệt độ cao và liên tục cho nước lạnh vào nồi hầm vô tình khiến các chất này kết tủa dẫn đến xương khó nhừ, độ dinh dưỡng giảm và mùi vị cũng không còn giữ được nguyên vẹn.
Mẹ vo gạo quá kỹ
Một số mẹ quá cẩn thận khi nấu cơm, cháo cho con với việc vo gạo nhiều lần khiến một lượng lớn các khoáng chất trong gạo và nhất là vitamin B1 bị trôi đi. Do đó, mẹ chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng với nước sạch khoảng 3-4 lần để giữ lại tối đa lớp cám gạo dinh dưỡng.
Mẹ vo gạo quá kĩ làm mất đi vitamin B1 có trong gạo, khiến trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn
Luộc rau củ với nhiều nước
Nấu rau củ với nhiều nước làm giảm khả năng giữ lại các khoáng chất cần thiết đặc biệt là các vitamin nhóm B, bởi trong quá trình nấu nướng khi cho quá nhiều nước khiến đồ ăn nấu lâu hơn và khoáng chất theo hơi nước bay ra. Vì vậy, các mẹ khi hầm hoặc luộc rau củ nên cho ít nước để giữ lại chất dinh dưỡng cho bé.
Sơ chế rau củ quá lâu
Rau củ quả sau khi được thái, cắt, lát càng tốn ít thời gian, kích thước càng to thì càng ít tiếp xúc với không khí, hàm lượng vitamin quý giá sẽ được giữ lại càng nhiều. Do đó, để tránh tình trạng hao hụt dưỡng chất, thì sau khi sơ chế các mẹ nên nấu ngay.
Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn.
Kết hợp sai lầm khi chế biến các món ăn
Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.
Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn nhiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.
Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Mẹ không biết dùng gấc sẽ làm con chậm lớn, còi xương, chảy máu
- 9 lỗi nấu đồ ăn mất chất khiến con còi cọc, chậm lớn
- 5 thói quen sai lầm khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm khiến con chậm lớn
- Con chậm lớn, còi xương vì mẹ có thói quen nấu cháo như thế này
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua