5 tác hại đáng sợ của mì chính với trẻ nhỏ
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh bột ngọt có ảnh hưởng xấu đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người trưởng thành nói chung, tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ “gây tranh cãi”.
Cục an toàn thực phẩm Mỹ FDA cho rằng bột ngọt là phụ gia “an toàn”, tuy nhiên vẫn yêu cầu tất cả các nhãn hàng thực phẩm cần ghi rõ thành phần bột ngọt (nếu có) trên bao bì tất cả các sản phẩm của mình.
Lời khuyên cho mẹ là hãy hạn chế tối đa việc sử dụng bột ngọt - mì chính trong chế biến thức ăn. Và tuyệt đối không cho trẻ em dưới 6 tuổi ăn mì chính bởi các lý do sau đây:
Ảnh hưởng đến trí não trẻ nhỏ
Một trong những nguy hiểm được nhắc đến nhiều nhất của bột ngọt chính là việc nó có khả năng gây teo não, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ em, thậm chí gây lú lẫn nếu ăn với hàm lượng nhiều trong thời gian dài. Tiến sĩ Russell Blaylock, nhà giải phẫu thần kinh, tác giả của cuốn sách "Excitotoxins: The Taste That kills” cho biết, bột ngọt có khả năng gây tổn thương các tế bào não ở nhiều mức độ khác nhau.
Loại phụ gia này được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin, là tên gọi của nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh. Các excitotoxin thường gây kích thích quá lớn tới sự dẫn truyền thần kinh trong não dẫn đến giết chết các tế bào thần kinh.
Trẻ ăn nhiều bột ngọt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, mắc them các bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và nhiều bệnh khác.
Giảm sự phát triển chiều cao
Các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng, việc ăn nhiều mì chính sẽ khiến bé không thể phát triển chiều cao toàn diện. Ngoài ra, khi chúng ta đưa lượng natri có trong bột ngọt vào cơ thể quá nhiều, sẽ làm tăng lượng muối, làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Từ đó gây ra các bệnh thiếu canxi trường diễn, lâu ngày có thể gây ra loãng xương dẫn đến sự phát triển chiều cao của trẻ bị hạn chế.
Nguy cơ gây ung thư dạ dày
Hồi chuông báo động về mối liên hệ giữa bột ngọt và ung thư lần đầu tiên được đưa ra ở Ấn Độ khi nước này có tỷ lệ người dùng bột ngọt bị ung thư dạ dày ngày càng tăng cao. Thậm chí tệ hơn, nhiều nhà khoa học còn phát hiện ra rằng bột ngọt ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất chống oxy hóa cần thiết để chống lại ung thư.
Béo phì
Nghiên cứu trên chuột đã chứng minh rằng có một mối liên hệ giữa việc tiêu thụ bột ngọt và béo phì. Điều này đúng ở cả hai giới, nhưng đặc biệt rõ rệt ở chuột đực.
Việc trẻ ăn nhiều bột ngọt bị béo phì không thể kiểm soát được ngay cả khi trẻ vẫn tập thể dục đều đặn. Điều này chứng minh, bột ngọt đã ảnh hưởng đến việc tích trữ chất béo trong cơ thể.
Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Trong các nghiên cứu thực hiện trên chuột cho thấy bột ngọt có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Ở chuột nữ, bột ngọt cũng can thiệp vào việc phát tiển trứng và nang lông, khiến khả năng sinh sản đã bị gián đoạn.
Thậm chí vào đầu những năm 1970, một nghiên cứu chỉ ra những người thường xuyên bị sảy thai cũng có mức tiêu thụ bột ngọt rất cao.
Theo Khám phá
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua