5 tuyệt chiêu trị tận gốc chứng táo bón thai kỳ
Nguyên nhân bà bầu bị táo bón
Có hơn 50% bà bầu mắc chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quá trình gia tăng hormone progesterone. Hormone nội tiết tố này làm giãn cơ trơn trong cơ thể bao gồm cả hệ tiêu hóa. Kết quả là quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột diễn ra chậm hơn.
Tình trạng táo bón sẽ càng nặng nề khi tử cung bà bầu lớn dần chèn ép trực tràng. Việc bổ sung sắt liều cao cũng có thể khiến chứng táo bón ở bà bầu thêm nghiêm trọng.
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở bà bầu nhưng đôi khi nó có thể là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Nếu bà bầu bị táo bón nặng kèm theo đau bụng, tiêu chảy hoặc bà bầu đại tiện xuất hiện chất nhầy ra máu cần lập tức đến gặp bác sĩ.
Những bà bầu có tiền sử bệnh trĩ khi bị táo bón sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Tĩnh mạch vùng trực tràng trở nên sưng đau. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau sinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá nặng hoặc có hiện tượng chảy máu trực tràng, bà bầu cần đến bệnh viện gấp.
Những cách trị táo bón hiệu quả cho bà bầu
Chứng táo bón ở bà bầu sẽ thuyên giảm nếu bà bầu điều chỉnh thói quen ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Trang Baby Center đã liệt kê những cách hay trị táo bón cho bà bầu dễ dàng áp dụng trong thai kỳ dưới đây:
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Để trị táo bón hiệu quả, bà bầu nên tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo lức, họ nhà đậu, rau quả tươi mỗi ngày.
Uống nhiều nước
Bà bầu cần uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Chị em cũng có thể uống một ly nước trái cây tươi, đặc biệt là nước mận để trị táo bón. Một ly nước ấm sau khi thức dậy nhằm kích thích nhu động ruột cũng là cách trị táo bón hay cho mẹ bầu.
Tập thể dục đều đặn
Đi bộ, đi bơi, đạp xe đạp hoặc tập yoga… đều là những hoạt động tăng cường thể lực giúp bà bầu trị chứng táo bón và rèn luyện cho cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn hơn.
Không tắm sau khi ăn
Hệ tiêu hóa bà bầu làm việc rất tích cực sau bữa ăn. Vì bậy, bà bầu không nên tắm sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, dễ gây ra tình trạng táo bón.
Bổ sung vitamin hợp lý trong thai kỳ
Để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, bà bầu vẫn cần phải uống viên bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng một số chế phẩm ít thành phần sắt hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ nhu cầu cơ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ táo bón.
Khi áp dụng cách cách trị táo bón cho bà bầu nói trên không hiệu quả, bà bầu hãy xin ý kiến bác sĩ để dùng các chất bổ sung hoặc thuốc nhuận tràng, chất làm mềm phân để khắc phục hội chứng này.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chẩn đoán được biến chứng của thai kỳ qua giới tính thai nhi
- Bà bầu ăn quả gì theo từng giai đoạn thai kỳ để con khỏe mạnh, thông minh?
- Những thực phẩm bà bầu cần `nằm lòng` trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Để có thai kỳ khỏe mạnh không lo dị tật, mẹ phải làm những việc này trước khi mang thai
- Những vấn đề về ngôi thai ngược ở giai đoạn cuối thai kỳ người mẹ cần biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua