Những vấn đề về ngôi thai ngược ở giai đoạn cuối thai kỳ người mẹ cần biết
Những kiểu ngôi thai mẹ bầu nên biết
Hình ảnh các kiểu ngôi thai
Ngôi thai đầu: Thai thuận nằm theo hướng quay đầu xuống dưới, mông ở phía đáy tử cung.
Ngôi thai ngược: Thai nằm theo hướng ngược lại, mông ở dưới, đầu quay lên phía đáy tử cung (còn gọi là ngôi mông).
Ngôi thai ngang: Thai nằm đầu ở một bên và mông ở một bên của ổ bụng.
Các tư thế của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ
Giai đoạn 3 tháng đầu: Nước ối nhiều, tử cung rộng nên thai có thể nằm theo các hướng khác nhau.
Giai đoạn 3 tháng giữa: Tử cung to ra, đáy tử cung rộng phù hợp với thai lúc này có phần đầu to hơn mông nên thai thường ở tư thế ngược.
Giai đoạn tháng cuối thai kỳ: Thai uốn cong lưng, hai đùi và cẳng chân gấp lại cùng với khối mông khiến phần dưới trở nên to hơn phần đầu, vì thế thai quay đầu xuống dưới để mông quay lên phía đáy tử cung.
Nguyên nhân tình trạng thai ngôi ngược
Ảnh minh họa
Nước ối quá nhiều hoặc quá ít
Nước ối quá nhiều khiến thai nhi có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường nên có thể ở vị trí bất kỳ trong những tuần cuối. Ngược lại, nếu quá ít thì thai nhi sẽ mắc kẹt không đủ điều kiện xoay đầu.
Cổ tử cung hình dạng bất thường
Có thể do nguyên nhân bẩm sinh của người mẹ hoặc có thể phát triển sau bất kỳ phẫu thuật nào khác trước đó hoặc nhiễm trùng tử cung, mắc các bệnh u xơ tử cung...
Đa thai
Sinh đôi, sinh ba là trường hợp không hiếm gặp.Khi có ít không gian để di chuyển xung quanh, một hoặc nhiều đứa trẻ có thể không có khả năng để xoay vị trí đầu xuống.
Trẻ sinh non và dây rốn ngắn
Sinh non khiến bé chưa kịp quay đầu đã chào đời là nguyên nhân của tình trạng ngôi thai ngược. Hoặc dây rốn ngắn làm hạn chế di chuyển của bé.
Thông thường, khoảng từ 32-34 tuần của thai kỳ, hầu hết các bé quay đầu vào đúng vị trí. Nhưng nếu bé vẫn còn ở vị trí ngôi mông và đã tới ngày sinh thì mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bé vẫn sinh ra khỏe mạnh.
Mẹ xử lý thế nào khi bị ngôi thai ngược
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cần thiết để con phát triển tốt. Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng với tư thế đơn giản: quỳ đầu gối, đầu cuối xuống giường, mông chổng ngược lên để thai tự quay đầu xuống dưới (trở thành ngôi đầu)...
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cận cảnh bác sỹ xoay ngôi thai bằng tay
- "Đau đầu" những kiểu ngôi thai khiến bác sĩ "dở khóc dở cười"
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua