Dòng sự kiện:

6 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi sốt

10:02 18/02/2017
Khi trẻ em bị sốt nếu cha mẹ cho con một số thực phẩm như mật ong, trứng, đồ cay… không những không giảm được nhiệt độ mà còn tăng hơn, nguy hiểm có thể tử vong.

Sốt thường là phản ứng của cơ thể với một căn bệnh được gây ra bởi virus hoặc đôi khi do vi khuẩn. Do đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với kẻ xâm nhập bằng cách giải phóng các chất phát tín hiệu đến não để tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Điều này giúp tiêu diệt nhiễm trùng hoặc nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Do đó khi chăm sóc người sốt, nhất là trẻ em bạn cần đặc biệt chú ý tránh xa những loại thực phẩm dưới đây nếu không muốn hậu quả nghiêm trọng hơn.

Trứng

Theo báo VTC News, trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Trứng là thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi bị sốt. Ảnh minh họa

Đồ cay

Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Thức ăn gây khó tiêu

Khi trẻ sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, trong khi đó các loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.

Mật ong

Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Các loại nước nhiều đường

Khi trẻ bị sốt, không nên cho uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.

Uống nước lạnh

Khi bị sốt, nếu bạn cho con uống nước lạnh nhiệt độ của cơ thể không giảm mà còn sốt cao hơn. Trong trường hợp, nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Do đó, theo báo Sức Khỏe & Đời sống, khi trẻ sốt bạn nên cho con uống nhiều nước. Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải. Ăn thức ăn lỏng như Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.

Khi trẻ bị sốt nên cho ăn những thực phẩm như hoa quả, uống nhiều nước...Ảnh minh họa

Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn nhưng phải chú ý cần pha loãng.

Nếu sốt cao trên 38 độ C thì làm giảm thân nhiệt nhanh chóng bằng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo liều chỉ định, nên dùng 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ, chia thành nhiều lần, có thể chia làm 4 giờ mỗi lần là hợp lý.

Nên trữ sẵn thuốc hạ sốt ngay tại nhà để hạ sốt kịp thời khi có người thân bị sốt. Sau đó cần đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu: sốt cao trên 38,50C, lơ mơ, ngủ li bì, xuất hiện co giật, buồn nôn; sốt kéo dài trên 5 ngày hay sốt kèm với các triệu chứng chảy nước mũi, ho, đờm...

Theo VietQ

Theo Gia đình Việt Nam