6 loại trà thảo mộc tốt cho thai, giảm khó chịu cho mẹ
Một số trà thảo mộc có lợi cho quá trình mang thai và giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu của thai nghén như:
- Trà bạc hà tốt cho phụ nữ mang thai:
Trà bạc hà giúp mẹ bầu kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Ngoài ra, trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi.
Hương vị của trà bạc hà được biết với công dụng giảm stress. Uống trà bạc hà giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm nhờ vào đặc tính giảm stress. Một số người tin rằng, công dụng giảm stress khi nói đến trà bạc hà có mối liên hệ với việc tăng cường hệ thống miễn dịch mà đồ uống này mang lại.
Tuy nhiên, bất cứ loại thảo dược nào khi sử dụng quá liều đều có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, và bạc hà cũng vậy. Nếu bạn sử dụng một lượng quá nhiều bạc hà, nó có thể gây ra chuột rút, tiêu chảy, buồn ngủ, đau cơ, nhịp tim chậm và run rẩy. Quá liều bạc hà thường hiếm xảy ra, nhưng để ngăn chặn trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi làm trà bạc hà. Kiểm tra lượng lá được sử dụng trong mỗi tách trà để xác định liều lượng bạn sử dụng vẫn trong giới hạn. Lý tưởng nhất, một tách trà bạc hà nên có khoảng 1 gram hay 1 muỗng lá trà bạc hà, sử dụng cho khoảng 150ml nước sôi. Bạn không nên uống nhiều hơn 2 đến 3 tách trà bạc hà mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.
- Trà tinh dầu chanh tốt cho mẹ bầu:
Kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả.
Tinh dầu Chanh có những tính chất tạo nên cảm giác tích cực, hứng khởi. Giống như uống một ly nước chanh lạnh vào một ngày nóng, tinh dầu chanh có tác dụng tạo ra bầu không khí sống động hỗ trợ tư duy, tính hài hước và sự quyết đoán. Tinh dầu này rất tốt cho hệ miễn dịch, nó có thể kháng khuẩn, kháng virus và có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nó cũng hữu ích để điều trị cảm lạnh và cúm.
- Trà gừng với phụ nữ mang thai:
Uống với số lượng nhỏ vào buổi sáng có thể giúp mẹ bầu giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không có lợi cho thai phụ.
Công dụng của trà gừng với bà bầu: Chống buồn nôn và chột bụng
Nếu bụng mẹ bầu bị khó chịu, đau bụng hoặc cảm thấy chột bụng, một tách nhỏ trà gừng sẽ giải quyết được vấn đề này.
Thêm vào đó, việc buồn nôn khi ốm nghén sẽ được giải quyết với trà gừng. Trong trà gừng có chứa tinh chất cay the, khiến cho át đi chứng buồn nôn.
Công dụng của trà gừng với phụ nữ mang thai: Tăng cường hệ miễn dịch
Gừng chứa những chất chống oxy hóa giúp cho việc tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Uống 1 tách trà gừng giúp cho bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn, đồng thời giảm nguy cơ tim đập nhanh, đột quỵ và giảm lượng mỡ thừa.
Công dụng của trà gừng với phụ nữ mang thai: Giảm viêm
Gừng có tác dụng làm giảm viêm, giảm sưng. Do đó, khi bị những vấn đề về cảm thông thường, hoặc đau nhức cơ thể khi bắt đầu mang thai, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng để giảm đau. Thêm vào đó, chứng viêm họng luôn đi kèm khi bị cảm cũng được cải thiện đáng kể. Nó cũng giúp giảm sưng tấy ở các cơ và khớp khi bị mỏi, đồng thời có những tính chất của những loại thuốc giảm đau tự nhiên.
Công dụng của trà gừng với phụ nữ mang thai: Giảm stress
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường xuyên bị stress và căng thẳng. Lý do là bởi vì cơ thể thay đổi khiến mẹ bầu khó chịu, cùng với đó là áp lực công việc, cuộc sống vẫn như vậy. Do đó, họ hay bị ảnh hưởng tiêu cực và cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
Vì vậy, mùi thơm trong trà gừng là một liệu pháp tốt để giúp mẹ bầu thư giãn và thoải mái. Đồng thời, nó giúp bạn phấn chấn, vui vẻ hơn và giữ được bình tĩnh tốt hơn.
- Trà hoa cúc tốt cho phụ nữ mang thai:
Có rất nhiều loại trà thảo dược tốt cho chị em mang thai và trà hoa cúc là một ví dụ. Loại trà này không chỉ tốt cho vị giác, giúp giảm cảm giác buồn nôn mà còn có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù.
- Trà bồ công anh:
Dồi dào vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ.
- Trà lá mâm xôi đỏ:
Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
An toàn khi sử dụng trà thảo mộc:Dù là trà thảo mộc thì mẹ bầu vẫn nên cẩn thận xem xét thành phần bên trong trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Với những loại thảo mộc mới hoặc mẹ bầu chưa từng nghe tên thì mẹ bầu càng cần thận trọng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý với những loại trà thảo mộc hoặc trà hoa quả tự chế. Nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia mẹ bầu cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể. Một số trà thảo mộc nên tránh khi mang thai và cho con bú vì chúng làm giảm khả năng sản xuất sữa là cần tây, mùi tây và cây xô thơm. |
Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua