6 lý do bố mẹ không nên cho trẻ uống cà phê dù chỉ một ngụm nhỏ
Cà phê được xem là một trở ngại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì loại thức uống này gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể nên nó không hề được khuyên dùng cho trẻ em. Uống cà phê quá sớm còn làm cản trở hệ thống thần kinh trung ương của trẻ và ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe trẻ.
Cà phê gây mất ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 5-12 tuổi cần ngủ ít nhất 11 tiếng/ngày, còn lứa tuổi thanh thiếu niên cần ngủ đủ 8-10 tiếng/ngày. Caffeine có thể làm tăng năng lượng tức thời, nhưng lại gây khó ngủ, mất ngủ. Do đó, nếu trẻ uống cà phê sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và thiếu ngủ, gây rối loạn giấc ngủ sau này.
Cà phê gây sâu răng
Trẻ em sử dụng nhiều cà phê sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng bởi loại thức uống này có tính axit sẽ phá hủy men rằn, gây sâu răng. Trẻ dễ bị sâu răng hơn người lớn. Sau khi thay răng sữa, phải mất nhiều năm men răng của trẻ mới có thể cứng lại. Men răng vĩnh viễn chưa đủ cứng khiến răng yếu và dễ bị sâu. Trẻ em uống cà phê sẽ dễ bị mòn men răng và sâu răng.
Uống cà phê làm giảm cảm giác thèm ăn
Cà phê làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ (Ảnh minh họa)
Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của cà phê với trẻ em là làm giảm cảm giác thèm ăn trong khi đây là độ tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để trẻ phát triển. Khi trẻ uống cà phê, tác dụng kích thích của caffeine có thể dẫn đến cảm giác ít ngon miệng, khiến bé ăn uống ít hơn và gây thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng thức uống này và thay thế bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác.
Giảm mật độ khoáng xương
Canxi là chất quan trọng để cho xương luôn khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển chiều cao. Việc cho trẻ uống nhiều cà phê sẽ đi tiểu nhiều hơn, bởi thức uống này là một chất rất lợi tiểu, điều này có thể làm mất canxi từ cơ thể, có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng xương, suy yếu xương.
Cà phê cũng chứa một lượng lớn caffeine có thể sẽ làm suy giảm calci trong cơ thể. Cứ tiêu thụ 100mg caffeine thì sẽ bị mất khoảng 6mg canxi.
Uống cà phê gây rối loạn nhịp tim và huyết áp
Các nghiên cứu ở Mỹ trên trẻ em sử dụng caffeine có trong cà phê cho thấy ngay cả ở liều lượng thấp (1 tách cà phê) thì caffeine cũng ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim của trẻ.
Khi trẻ sử dụng cà phê ở liều lượng thấp, tim đập chậm lại để bù đắp cho sự tăng huyết áp. Còn ở liều lượng cao, tim tăng tốc dồn dập. Cả hai sự rối loạn này đều ảnh hưởng đến tim mạch của trẻ. Vì vậy, các nhà khoa học cũng đã khuyên cáo răng không nên cho trẻ sử dụng cà phê khi chưa đến tuổi trưởng thành.
Trẻ nhỏ khó tập trung nếu uống cà phê
Uống cà phê nhiều có thể khiến trẻ thiếu tập trung trong mọi việc thường ngày (Ảnh minh họa)
Trẻ em uống cà phê có thể bị hiếu động thái quá, bồn chồn và thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào các công việc thường ngày. Caffeine có trong cà phê là chất kích thích làm tăng năng lượng và sự tỉnh táo, do đó có thể dẫn đến tình trạng trẻ quá hiếu động.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bố mẹ sốc khi phát hiện con trai bị dậy thì vì nguyên nhân không ngờ tới
- Những cách ứng xử của bố mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ
- Tại sao đôi khi bố mẹ nên khóc trước mặt con cái
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua