6 nhận biết sai lầm thời điểm cho bé ăn dặm mà mẹ không hay
1. Khi bé mọc răng
Đây là quan niệm nhiều bà mẹ Việt mắc phải: khi bé mọc răng là có thể cho con ăn dặm. Điều đó không phải lúc nào cũng đúng, vì mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau. Một số bé có thể mọc chiếc răng đầu tiên chỉ vài tháng sau sinh, tuy nhiên có bé tới khi được một tuổi mới thấy nhú chiếc răng đầu tiên. Thực tê,s bé hoàn toàn có thể ăn bằng lợi nên không cần thiết phải chờ khi mọc răng mới bắt đầu cho bé ăn dặm.
2. Thấy trẻ có hứng thú sớm với đồ ăn
Các bé thường rất hiếu động và nhanh nhẹn đã có thể bắt đầu với thức ăn từ tay mẹ hay trước mặt bé khoảng tháng 4. Một số bà mẹ cho rằng đây chính là dấu hiệu chỉ ra rõ ràng việc bé muốn ăn, tuy nhiên thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Ngược lại nếu bên cạnh việc bé với tay lấy đồ ăn, bé còn cho thức ăn vào miệng mình, có biểu hiện nhai và lưỡi có thể phối hợp để giữ thức ăn trong miệng thì đây lại là biểu hiện khá chắc chắn cho việc bé đã có thể ăn dặm. Độ tuổi thông thường để một em bé phát triển bình thường có đủ các phản xạ trên là 6 tháng. Mẹ cũng nên nhớ rằng, bé với đồ ăn ở xung quanh không có nghĩa là bé đang đói, mà đơn giản chỉ là bé tò mò hay muốn bắt chước hành động của mọi người xung quanh.
3. Hay tỉnh dậy vào ban đêm
Nhiều bà mẹ vẫn luôn tin rằng bé thức dậy nhiều hơn là do bị đói, và nếu chỉ uống sữa thì sẽ không còn đủ nữa, thay vào đó cần bắt đầu ăn dặm để bé no lâu hơn và có thể ngủ lâu hơn mà không bị đánh thức dậy bởi cơn đói. Mẹ đâu có biết rằng, trong suốt những tháng đầu sau sinh, thời gian giữa các lần bú hay uống sữa của bé sẽ giảm dần đi đồng thời số lần thức dậy vào ban đêm thường cũng sẽ tăng lên theo. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu bé muốn ăn dặm nên các mẹ cần chú ý.
4. Bé muốn bú thêm
Nhu cầu của bé mỗi ngày là rất lớn. Mẹ cần biết khi nào bé cần ngừng bú và lúc bé bú quá no nhưng vẫn đòi bú tiếp. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến mẹ nghĩ rằng con mình cần ăn thêm thức ăn ngoài vì sữa mẹ đã bắt đầu không thể đáp ứng đủ.
5. Chọn ăn dặm cho con theo cảm tính
Các mẹ thường chọn thời điểm ăn dặm cho trẻ khi thấy bé khỏe mạnh và phát triển tốt, tự động động chuyển chế độ ăn từ lỏng sang rắn. Mẹ nghĩ bé có thể thích nghi được, hoàn toàn có đủ khả năng để tiêu hóa các loại thức ăn đa dạng hơn ngoài sữa. Tuy nhiên thực tế cảm tính của mẹ chắc chắn cũng chưa hẳn chính xác.
6. Mẹ nhìn cân nặng cho bé ăn dặm
Các bà mẹ nghĩ rằng con mình đã lớn và lớn hơn các bé cùng độ tuổi nên cần nhiều thức ăn hơn ngoài sữa mẹ. Nhưng quyết định cho con tập ăn dặm khi thấy bé tăng cân là một sự sai lầm. Các chuyên gia cho rằng trẻ em bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không cần lượng thức ăn nhiều hơn khi chúng ở độ tuổi từ 1 – 6 tháng tuổi. Thêm vào đó, sữa mẹ có chứa nhiều calo và dưỡng chất hơn thức ăn ngoài, thế nên thức ăn ngoài khó có thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ khi trẻ chưa qua 6 tháng tuổi.
[mecloud]CzXiI7eldi[/mecloud]
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua