7 cách phạt trẻ khéo léo để không làm tổn thương lòng tự trọng của bé
Không chỉ trẻ nhỏ mà có cả người lớn đều ít nhất một vài lần trong đời phạm phải sai lầm và bị cha mẹ/ người thân trách phạt. Tuy nhiên, trong vô vàn cách phạt lỗi đối với trẻ nhỏ khác nhau, có những cách phạt đem đến hậu quả tiêu cực đối với đứa trẻ, chúng ngày càng sợ hãi và định kiến khiến mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn.
Theo khuyến nghị từ những chuyên gia, khi phạt lỗi con nhỏ, cha mẹ cũng cần phải áp dụng những cách/mẹo hay khác nhau để lòng tự trọng của bé không bị tổn thương suốt đời.
1. Nếu điều trẻ làm không xuất phát từ ý định xấu, bé không xứng đáng bị phạt

Đối với những điều mà trẻ làm không xuất phát từ những ý định xấu, đương nhiên bé cũng không xứng đáng bị trừng phạt mà nên nhận được những lời khuyên, răn dạy từ cha mẹ.
2. Trừng phạt một cách tình cảm
Sự la hét, tức giận của cha mẹ, thậm chí là không kiểm soát được cảm xúc khi trừng phạt con nhỏ có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chí làm mất đi những kỳ vọng lớn trong tâm trí trẻ nhỏ. Từ đó, trong tương lai, khi đứa trẻ phạm phải sai lầm gì đó cũng dễ rơi vào trạng thái la hét, mất cảm xúc như khi cha mẹ đã làm với chúng.
3. Đừng bao giờ phạt bé ở nơi công cộng
Hình phạt ở nơi công cộng càng khiến cho trẻ cảm thấy xấu hổ và tức giận hơn. Thậm chí đứa trẻ có thể thấy nhục nhã và mong muốn mọi thứ đừng bao giờ lặp lại. Trong tương lai, chúng như biến thành một người hoàn toàn dựa vào ý kiến của đại đa số mọi người và không bao giờ có chính kiến riêng của mình. Vì vậy, hãy lựa chọn thời gian và không gian thích hợp để phạt trẻ.
4. Nếu đã dọa phạt thì nên trừng phạt thật
Nếu đã đưa ra lời dọa phạt thì cha mẹ cũng nên thực hiện lời phạt đó, tồi tệ hơn nếu đó chỉ là một lời dọa nạt và không bao giờ được thực hiện. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đó chỉ lời nói của mẹ mà thôi chứ chắc chắn chẳng có hình phạt nào cả, từ đó sẽ dẫn đến những sai lầm lớn hơn trong tương lai.
5. Khi không biết chính xác ai là người có tội, hãy phạt tất cả
Nếu cha mẹ không chắc chắn ai là người trong số lũ trẻ đã phạm lỗi thì hãy xử phạt công bằng như nhau chứ đừng phân biệt. Trong tình huống thực tế con bạn ở cùng một đứa trẻ khác, bạn không nên chỉ trích đứa trẻ kia mà bảo vệ con bạn quá, đứa trẻ sẽ có thái độ tự cao, đắc thắng.
6. Hình phạt phải phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé
Nếu một đứa trẻ thích sử dụng điện thoại, mẹ hãy giới hạn thời gian sử dụng, chúng sẽ là một hình phạt hiệu quả.
Ngoài ra, mỗi lần phạt cần rõ ràng. Đừng bao giờ đưa ra hình phạt tương tự nhau với lỗi bị điểm kém hay làm vỡ cánh cửa sổ. Những lỗi nhỏ cần có hình phạt nhỏ, lỗi nghiêm trọng cần phạt nặng hơn.
7. Đừng dùng những từ ngữ xấu hay xúc phạm bé
Nhiều phụ huynh không biết rằng mình đã dùng những từ ngữ xúc phạm nặng nề đến con khi phạt bé. Điều đó khiến trẻ nhạy cảm có thể bị tổn thương lòng tự trọng ghê sớm. Bé ghi nhớ những lần cha mẹ dùng từ ngữ đó để dành nó cho những người mà bé ghét. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên sử dụng những từ vựng mang trung tính, không nặng nề.
Nguồn: GIa đình Việt Nam
Phạt trẻ bằng cách nhốt vào phòng kín, hiệu quả ngay nhưng tác động xấu sẽ kéo lâu dài
- Dịch sởi bùng phát trên thế giới, người dân phòng tránh thế nào
- Cẩm nang làm cha mẹ: Thưởng phạt trẻ phải công minh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua