8 cách giúp trẻ khỏe mạnh trong dịch cúm mùa đông
Cảm cúm do virus truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp, thường xuất hiện vào thời điểm chuyển mùa hoặc những ngày đông lạnh giá. Bệnh thường lây qua tuyến nước bọt, nước mũi/đờm của người bị bệnh. Triệu chứng thông thường của cảm cúm là đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ...
Tiêm phòng là một trong những cách phổ biến để ngăn ngừa cúm nhưng theo Trung tâm kiểm soát bệnh dịch (CDC), vaccine chỉ có hiệu quả 10%. Vì thế, bên cạnh biện pháp phòng cúm được khuyến cáo này, bác sĩ nhi khoa Houston Saritha Guntuku khuyên bạn thực hiện một vài cách sau đây để ngăn ngừa virus lây sang trẻ.
1. Uống nhiều nước
Những đứa trẻ thường không uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, nhưng nếu bạn muốn cố gắng phòng chống bệnh cảm cúm cho chúng, tăng lượng nước uống là điều đầu tiên cần thực hiện. Cơ thể của trẻ sẽ tuần hoàn máu tốt hơn khi đủ nước và cho phép các tế bào bạch cầu chiến đấu với virus hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ Guntuku nhấn mạnh: "Điều quan trọng là hãy nhớ nhắc con bạn không uống chung nước với người khác, kể cả là anh em của chúng".
2. Giảm đường
Trong khoảng thời gian "nhạy cảm" với bệnh cúm, bạn cần giảm lượng đường trong khẩu phần và đồ ăn vặt của con. Cùng với việc làm cho tình trạng viêm nhiễm tăng lên, đường còn có thể giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Trẻ thường tỏ ra mệt mỏi khi bị nhiễm cúm.
3. Ngủ đủ
Thói quen ngủ không lành mạnh có thể làm cho hệ miễn dịch hoạt động kém và giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Do đó, bạn cần thiết lập một thời gian biểu cho việc ngủ phù hợp.
4. Thường xuyên rửa tay
Vì hầu hết virus xâm nhập vào cơ thể qua ngón tay (tay chạm vào miệng, mũi và mắt) nên việc quan trọng hàng đầu để phòng bệnh cúm là rửa tay thường xuyên và rửa trong ít nhất 20 giây. Bạn cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn hoặc cầm thức ăn. Bên cạnh các loại nước rửa tay diệt khuẩn, cách rửa với nước và xà phòng vẫn được xem là biện pháp chính để làm sạch vi khuẩn.
5. Bổ sung vitamin C mỗi ngày
Vitamin C có tác dụng làm tăng hoạt động của phagocyte, một loại tế bào tiêu thụ và tiêu hóa vi khuẩn, tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch.
6. Rửa mũi
Trong thời điểm dịch cúm hoành hành, hãy cố gắng rửa mũi thường xuyên cho trẻ. Cách này không chỉ có tác dụng làm sạch gỉ mũi, các chất gây dị ứng trong mũi mà còn làm ẩm niêm mạc mũi, từ đó hạn chế mầm bệnh phát triển.
7. Hoạt động thể chất
Luyện tập có thể tăng khả năng chiến đấu tự nhiên của cơ thể với các loại nhiễm trùng. Vì vậy, đừng "nhốt" trẻ trong nhà với bốn bức tường và màn hình ti vi cả ngày, hãy tạo cho con một đời sống năng động.
8. Mỗi ngày một thìa mật ong
Mật ong chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa mạnh. Mật ong từ mật hoa của cây Manuka, được trồng ở New Zealand và Australia, có thể thay thế thuốc kháng sinh trong một số trường hợp.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những lời khuyên giúp bạn trẻ khỏe cả năm mà điểm học vẫn cao
- Muốn trẻ khỏe mạnh từ sơ sinh, mẹ phải nhớ 5 điều cấm kỵ này khi chăm sóc con
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua