8 căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý
1. Viêm mắt
Cũng tương tự như viêm kết mạc, là bệnh thường gặp khi trẻ mới sinh được vài ngày, với các triệu chứng hai mi sưng nề, đỏ, chảy nước mắt kèm dử mắt, trẻ khó mở mắt thậm chí không mở được mắt…
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục của người mẹ khi sinh (hay gặp nhất là do lậu, chlamydia…), do nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ (thường gặp trong những trường hợp vỡ ối sớm) hoặc do trẻ không được chăm sóc, vệ sinh tốt trong những ngày đầu sau sinh…
2. Bệnh huyết tán
Đây một căn bệnh gây ra do sự không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi. Thông thường, bệnh phát triển không do sự không tương thích của yếu tố Rh trong máu mẹ và thai nhi. Bệnh xuất hiện khi các kháng thể máu của người mẹ phá hủy tế bào máu của thai nhi.
Bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân này thường phát triển sau lần mang thai thứ hai của người mẹ.
Có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau, nhẹ thì có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng nặng thì trẻ cần phải được truyền máu suốt đời.
3.Trẻ bị vẹo cổ
Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thể do tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; người mẹ khi mang thai thiếu vận động dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế; hoặc trong khi sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương, mạch máu trong cơ bị xuất huyết, từ cục máu đông bị xơ hoá kích thích nhóm cơ này co rút.
Trong 2 tuần đầu tiên sau sinh, cha mẹ có thể phát hiện bệnh nếu quan sát thấy đầu của trẻ nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. R
õ hơn, cha mẹ có thể sờ thấy rên cơ ức đòn chũm có một khối u cơ rắn chắc, khác với phản ứng hạch trong các chứng viêm nhiễm.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi hoàn toàn, càng để muộn sẽ dễ dàng gây nhiều biến chứng và khó khăn cho việc điều trị, thậm trí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.
4. Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng ví dụ như ruột, hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng. Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái.
5. Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch…) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não – màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực.
Nhiễm trùng máu ở trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh…
6. Bệnh vàng da
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường có 2 loại:
+ Bệnh vàng da sinh lý:
Hiện tượng này xảy ra khi bé được 4 đến 5 ngày tuổi, và bệnh thường kéo dài trong vòng 1 tuần. Khi bị hiện tượng này thì khi đi tiểu nước tiểu có bé sẽ có màu vàng, do cơ thể bé đang đào thải bilirubin. Dù bị bệnh nhưng trong giai đoạn này bé vẫn ăn, ngủ bình thường và không có ảnh hưởng gfif. Để điều trị bệnh thì các bà mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, và có thể tắm nắng sáng mai cho bé.
+ Vàng da bệnh lý:
Bệnh này thường sẽ xuất hiện sau 36 giờ sau khi bé chào đời, biểu hiện của nó là bé bị vàng da toàn mặt, toàn thân và các chi, và khi cho bé bú thì vể mặt của bé nhừ nhừ. Ở trường hợp này thì các bà mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị cho bé.
7. Nôn trớ
Đây là hiện tượng này khá bình thường và hầu như bé sơ sinh nào cũng mắc phải. Nguyên nhân chính có thể do bé ăn quá no, hoặc mẹ thay đổi tư thế nằm cho bé quá đột ngột dẫn tới căn bệnh này.
Mặt khác cũng có thể giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện vì thế dạ dày nằm, cơ thắt tâm vị đóng hở nên bé dễ bị nôn trớ.
Nếu như bé bị nôn trớ hình vòi rồng là một trường hợp nguy hiểm, nếu như gặp trường hợp này thì nên đưa bé tới trung tâm y tế để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.
8. Rôm sảy
Rôm sảy là những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, bởi vì hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng bị mắc bệnh rôm sảy. Nguyên nhân của bệnh này có thể vùng da của bé bị tắc tuyến mồ hôi nên vùng da đó sẽ nổi các mẩn ngứa nhỏ li ti làm cho bé cảm thấy khó chịu.
Thêm vào đó, các mẹ cũng cần phải lưu ý phải vệ sinh cho bé thường xuyên, để bé mặc quần áo khô ráo và thoải mái. Tuyệt đối không được sử dụng phấn rôm để bôi lên chỗ rôm sẩy cho trẻ nhỏ. Ngoài ra thì môi trường sống xung quanh bé cũng rất quan trọng, không nên để bé sống trong môi trường quá ẩm hoặc khói bụi nhiều.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường hay bất thường?
- Cho trẻ sơ sinh thư giãn dưới nước, mẹ cần lưu ý những điều này
- Hướng dẫn quấn khăn đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Hướng dẫn nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh tại nhà giúp bé khỏe mạnh
- Cách matxa trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi giúp bé ăn ngon ngủ ngon mỗi ngày
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua