Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường hay bất thường?
Trẻ khóc như thế nào là bình thường?
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Sau khi sinh, bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Sau thời gian này, thời gian bé khóc sẽ giảm xuống cho đến tháng thứ tư của con. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm, vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
Theo giả thuyết mới đây của David Haig, một chuyên gia về sinh vật học và di truyền thuộc trường đại học Harvard được công bố trên tạp chí Evolution giải thích nguyên nhân bé hay khóc đêm là trì hoãn việc mang thai lần kế tiếp của mẹ bằng cách khiến mẹ kiệt sức và không rụng trứng. Báo cáo cũng cho rằng, việc thức đêm cho con bú cũng là một trong những cách ngừa thai hiệu quả, gọi là cho bú vô kinh. Giáo sư David Haig cũng cho biết thêm, những bé bú mẹ thường có xu hướng khóc đêm nhiều hơn, nhất là từ tháng thứ 6 trở đi.
Ngoài ra, có khoảng 20% trẻ sơ sinh có xu hướng bị “hội chứng quấy khóc” hay còn gọi là khóc dạ đề. Hội chứng quấy khóc dùng để mô tả trạng thái khóc dai dẳng liên tục và không đi kèm một biểu hiện khác lạ nào khác. Hội chứng này không phải là bệnh, và không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé. Tuy nhiên, vẫn chưa có “phương pháp đặc trị” cho hội chứng này, cách duy nhất là ba mẹ phải “chịu trận” mà thôi.
Mẹ nên làm gì khi con khóc?
– Nói chuyện với cục cưng của bạn: Không phải tất cả các trường hợp bé khóc đều bày tỏ sự khó chịu hoặc đưa ra một “đòi hỏi” nào đó. Đôi khi đó chỉ là cách bé muốn mẹ biết về sự hiện diện của mình. Những lúc này, giọng nói của bạn chính là cách tốt nhất để tâm trạng của bé dịu xuống.
– Kiểm tra nhu cầu cơ bản của bé: Thông thường, bé khóc để bày tỏ những mong muốn và nhu cầu của mình. Con có đang cần thay tã? Con đói hay cảm thấy đau? Một số bé khóc vì cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại của mình hoặc chỉ cần được dỗ dành.
Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của bé khi khóc. Chẳng hạn như lúc đói, bé thường khóc và mút ngón tay. Chú ý những hành động nhỏ của con có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc.
– Massage cho bé: Tâm lý của bé sẽ được thoải mái hơn nếu được mẹ massage cho. Đồng thời, massage cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa và loại bỏ khó chịu trong trường hợp bé bị đầy hơi.
– Cho bé nghe nhạc: Tương tự người lớn, những âm điệu nhẹ nhàng có thể giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Mở cho con nghe những bài nhạc mẹ thường nghe khi mang thai. Theo thống kê, nhiều bé có dấu hiệu ngừng khóc ngay khi tiếng nhạc vừa cất lên.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cho trẻ sơ sinh thư giãn dưới nước, mẹ cần lưu ý những điều này
- Hướng dẫn quấn khăn đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Hướng dẫn nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh tại nhà giúp bé khỏe mạnh
- Giải tỏa lo lắng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài
- Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh theo dân gian hiệu quả hơn thuốc Tây
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua