Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh theo dân gian hiệu quả hơn thuốc Tây
Trẻ sơ sinh đi ngoài hay bị tiêu chảy là bệnh lý khá phổ biến sau khi sinh. Có nhiều cách điều trị chứng đi phân sống ở trẻ nhưng mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn cả thuốc Tây vẫn được lưu truyền là sử dụng gừng và trái hồng xiêm xanh.
Đây là hai phương pháp được nhiều mẹ truyền miệng bởi không chỉ đơn giản, an toàn mà còn phát huy tác dụng điều trị đi phân ngoài rất nhanh, chỉ sau 1-2 ngày trẻ đỡ bệnh.
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị tiêu chảy?
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhanh chóng dời xa bé yêu. Ngược lại nếu để tình trạng mất nước kéo dài sẽ khiến quá trình trao đổi chất của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở em bé mới sinh:
1. Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
2. Không dụng nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzyn cần thiết để tiêu hóa Lactose. Khiến cho hàm lượng Lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.
3. Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy. Hay thậm chí một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.
Dấu hiệu nhận biết: Bé đột nhiên đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác, phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt cao…
2 bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả
Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em, hầu hết các mẹ được khuyên nên áp dụng một số mẹo dân gian đã được kiểm chứng khoa học trước đó. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Với trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ có thể áp dụng 2 cách sau:
Gừng tươi nướng
Gừng là gia vị phổ biến trong gian bếp của các mẹ Việt. Với những mẹ đang có con nhỏ, gừng không chỉ đơn thuần dùng để nêm nếm cho các món ăn mà còn là bài thuốc hữu dụng điều trị nhiều bệnh.
Với trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài phân sống mẹ sử dụng gừng tươi rửa sạch, nướng cho chín. Sau đó gọt bot vỏ ngoài, loại bỏ các vết cháy. Cắt gừng thành từng lát nhỏ, cho vào cốc nước nóng và cho trẻ uống như nước trà.
Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm hay còn tên gọi khác là Sampoche. Theo Đông y, hồng xiêm có vị ngọt, mềm mịn rất dễ ăn, có thể sử dụng trong bữa ăn dặm của trẻ. Loại trái này chứa hàm lượng tannin cao rất tốt cho hệ thống tiêu hóa và cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ.
Trong việc điều trị tiêu chảy, táo bón, đi phân sống cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ mẹ có thể áp dụng phương pháp đơn giản: Sử dụng 1 trái hồng xiêm 20g, gọt vỏ, lấy hạt và phần sơ chát bên trong trái hồng xiêm rồi cắt thành miếng nhỏ. Nấu hồng xiêm với 200ml nước và cho trẻ uống 2 lần/ ngày, 1-2 ngày sẽ có kết quả.
Lưu ý dành cho mẹ
Với trẻ đã ăn dặm trong thời gian đi ngoài mẹ nên cho trẻ nhỏ ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, chia nhỏ các bữa ăn và nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng trẻ bị mất nước dẫn tới suy kiệt.
Sử dụng nước bù chất điện giải Oresol cần pha theo tỷ lệ như hướng dẫn. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy hay chống nôn cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sỹ.
Với trẻ còn đang bú mẹ, mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả là xem lại chế độ ăn hằng ngày của mẹ. Nếu tình trạng bệnh kéo dàu nên đưa đi khám ngay.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sự thay đổi rốn trẻ sơ sinh trong 8 ngày diễn ra như thế nào
- 4 hiện tượng ở trẻ sơ sinh thường khiến các mẹ lo lắng
- Cảnh giác 6 biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ mấy tiếng một ngày là bình thường?
- Trẻ sơ sinh lười bú: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua