Dòng sự kiện:

8 câu nói làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ

Theo MarryBaby
13:12 21/08/2018
Có những câu nói tưởng chừng như là vô tình nhưng lại làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Trước khi nhấn mạnh bất kỳ ý kiến cá nhân nào, cha mẹ cần suy xét thật kỹ.

Sử dụng ngôn từ quá “mạnh mẽ” khi nói chuyện với trẻ có thể ảnh hưởng tới lòng tự trọng của trẻ đang tuổi lên 5-6 của bé. Sẽ thật tuyệt vời nếu cha mẹ luôn khuyến khích con cái nhưng đáng buồn nếu vô tình làm tổn thương tâm lý.

Dưới đây là 8 điều cần tránh nói với trẻ:

 

Đừng nói “Con đang vẽ gì vậy?”

Bạn nghĩ rằng con sẽ hài lòng với sự chú ý và quan tâm của bạn, nhưng khi con của bạn sáng tạo, bé chỉ giả định rằng bạn biết những gì bức tranh hoặc bản vẽ của bé đang trình bày. Khoảnh khắc bạn gợi ý rằng mọi cố gắng của bé không thể nhận ra được, sự tự tin của trẻ bị giảm sút.

Hãy nói: “Đó là một bức tranh rất thú vị. Kể cho cha/mẹ nghe về nó đi.”

Quan tâm con trẻ phải đúng caschc, đừng vội vàng nhận xét bâng quơ

Đừng nói “Con đã không cố gắng hết sức”

Bạn thất vọng với màn trình diễn kém của con trong kết quả học ở trường gần đây nhấy. Bạn kỳ vọng bé làm tốt hơn vì bạn biết con là một đứa trẻ thông minh. Nhưng có lẽ con đã cố gắng hết mình và kết quả tệ có thể vì trẻ  quá lo lắng vào ngày đó.

Hãy nói: “Hãy lên kế hoạch học tập tốt hơn trong lần kiểm tra tiếp theo.”

Đừng nói “Tại sao con ngốc thế!”

Đó là một lời chỉ trích về con của bạn nói chung, không chỉ là một lời chỉ trích về hành vi của trẻ. Không nên nhận xét về con người trẻ một cách thái quá như vậy. Đây cũng là cách gợi ý rằng cha mẹ không thích mọi thứ mà bé làm, chứ không chỉ riêng hành vi không đúng vừa xảy ra.

Hãy nói: “Con thường cư xử rất tốt, vì vậy mẹ rất ngạc nhiên khi con đã làm điều đó.”

Đừng nói “Mẹ sẽ không thương con nếu con tiếp tục hành động đó”

Tình yêu của bạn cho con bạn không nên có điều kiện – và nếu bé nghĩ về câu nói này, bé sẽ cảm thấy bất ổn hơn. Lòng tự trọng của một đứa trẻ giảm xuống nhanh chóng nếu bé nghĩ có khả năng thực sự là tình yêu của bố mẹ đối với bé có thể được vụt tắt dễ dàng như vậy.

Hãy nói: “Mẹ yêu con rất nhiều nhưng mẹ cảm thấy khó chịu khi con làm điều đó”.

Đừng nói “Tại sao bạn không thể giống anh/chị mình hơn?”

So sánh tính cách cũng như trí tuệ của anh chị em trong gia đình luôn gây chia rẽ. Thay vì khuyến khích con bạn cải thiện, việc so sánh với anh/chị của mình có nhiều khả năng sẽ xây dựng sự oán giận của bé đối với anh/chị mà không thực sự thay đổi hành vi của trẻ.

Hãy nói: “Con là một cậu bé tuyệt vời và mẹ biết con có khả năng tiến bộ nhiều hơn nữa.”

So sánh anh chị em trong nhà dễ gây bất đồng

Đừng nói “Quần áo của con luôn bẩn thỉu và không ngăn nắp”

Quần áo mặc bên ngoài cũng là một phần quan trọng của lòng tự trọng. Bất kỳ nhận xét tiêu cực nào về ngoại hình của trẻ đều có thể làm giảm sự tự tin của bé, ngay cả khi nhận xét đó hoàn toàn hợp lý. Bé đương nhiên thích nghĩ rằng mình có ngoại hình đẹp.

Hãy nói: “Mẹ muốn giúp con giữ cho quần áo của mình sạch sẽ và gọn gàng.”

Đừng nói “Tại sao con từ bỏ dễ dàng như vậy”

Trẻ đã kiệu sức với tất cả các lựa chọn trước khi đi đến quyệt định cuối cùng nên bé không muốn nhận thêm một lời trách cứ nào nữa. Bé chỉ dừng lại khi chắc chắn rằng mình đã hết ý tưởng để giải quyết vấn đề.

Hãy nói: “Hãy xem chúng ta có thể tìm cách khác để làm điều này không.”

Đừng nói “Làm sao con không có nhiều bạn?”

Một số trẻ thích có một vài người bạn thân hơn là rất nhiều tình bạn hời hợt, vì vậy con bạn có thể rất hài lòng với một số lượng nhỏ bạn bè tốt. Nhận xét của bạn cho thấy rằng có điều gì đó sai trái với bé. Dạy con ngoan đừng nói lời này mẹ nhé!

Hãy nói: “Mẹ rất vui vì con có những người bạn tốt để chơi.”

Nguồn: Gia đình Việt Nam