8 kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trường hợp nguy cấp
Sau đây là những kỹ năng tồn tại cơ bản mà các bậc cha mẹ nên dạy cho con mình để giúp bé có thể thoát hiểm trong những trường hợp nguy cấp.
Biết về khu vực đang sống
Con bạn cần phải làm quen với khu vực bé đang sống cũng như hàng xóm láng giềng để trong trường hợp khẩn cấp, trẻ có thể cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người.
Nhận thức cơ bản nhất về phương hướng có thể giúp giữ an toàn cho trẻ.
Nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại
Bạn có thể nghĩ rằng con mình đã biết địa chỉ nhà và số điện thoại cần liên lạc vì bé từng đọc thuộc lòng chúng trước mặt bạn. Tuy nhiên, trên thực tế thì có thể do không thường xuyên tự mình gọi điện thoại hoặc viết địa chỉ nhà ra nên bé không nhớ lâu và dần lãng quên. Bởi vậy, cha mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra bằng cách yêu cầu con nhắc lại.
Khi bị lạc
Dạy trẻ biết phải làm gì khi chẳng may bị lạc là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên dạy trẻ những điều như thay vì chạy nháo nhác tìm kiếm bố mẹ ở khắp mọi nơi, trẻ cần ở nguyên chỗ khi phát hiện ra bị lạc bố mẹ; gọi to và rõ tên của bố hoặc mẹ thay vì chỉ gọi “Bố ơi” hay “Mẹ ơi”; cầu cứu sự giúp đỡ từ một bà mẹ khác... Ngoài ra, trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ cũng nên thường xuyên nói với trẻ về vấn đề an toàn và thi thoảng cùng nhau chơi trò phân vai để giả định trường hợp bị lạc thì bé sẽ làm như thế nào.
Kỹ năng định hướng cơ bản
Những nhận thức cơ bản nhất về phương hướng có thể giúp giữ an toàn cho trẻ. Hãy rèn luyện kỹ năng này cho trẻ đơn giản bằng cách người lớn để trẻ dẫn đường ra cửa và trở lại nơi đỗ xe khi mỗi khi đi mua sắm ở siêu thị hay trung tâm thương mại hoặc tìm đường về nhà sau khi đi dạo xung quanh khu vực gia đình bạn đang sinh sống.
Cách nói chuyện với người lạ
Nhận thức được về tình hình và về người lạ là điều tối quan trọng cho sự an toàn của trẻ em. Các bậc phụ huynh hãy tìm ra biện pháp dạy con về chủ đề này theo cách giúp trẻ tự tin hơn chứ không phải là khiến trẻ sợ hãi và lo lắng. Ví dụ, cha mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu rõ thế nào là người lạ; những hành vi nào của người lạ là đáng ngờ; cách nhận định và xử lý trong các tình huống nguy hiểm…
Sơ cứu cơ bản
Liên quan đến sơ cứu cơ bản dành cho trẻ, cha mẹ hãy tập trung dạy trẻ cách sơ cứu khi bị vết cắt nhỏ và xây xước, đồng thời giúp trẻ phân biệt thế nào là vết thương nhỏ và vết thương nặng hơn. Có được kiến thức cơ bản về sơ cứu, trẻ sẽ có thể tự chăm sóc bản thân và người khác khi bị thương.
Ứng phó trong hỏa hoạn
Dạy trẻ cách ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra.
Biết cách ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra có thể cứu mạng sống của trẻ. Cha mẹ hãy dạy trẻ những thông tin cơ bản liên quan đến hỏa hoạn, ví dụ hỏa hoạn có thể bắt nguồn từ đâu, hoặc khi hỏa hoạn xảy ra, trẻ phải nhanh chóng rời khỏi hiện trường thế nào, phải tìm một địa điểm an toàn và dễ nhớ để đứng chờ người nhà sau khi thoát khỏi đám cháy…
Gọi cấp cứu
Trẻ có thể biết phải gọi số 115 trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Tuy nhiên, liệu con bạn có biết cách sử dụng điện thoại cố định hoặc di động? Các bậc cha mẹ thường cho rằng con mình biết cách dùng điện thoại để gọi điện (vì các bé rất rành chơi game trên điện thoại) nhưng hãy thử kiểm tra cho chắc chắn nhé. An toàn vẫn là trên hết.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dùng chuột nuôi dạy con ngoan, tại sao không?
- Dạy con cách ứng xử qua trò chơi rất tự nhiên và dễ dàng
- Cách dạy con để 'không thành công cũng thành danh' của Lý Quang Diệu
- Dạy con gái lớp 3 phải làm thế nào khi bạn trai... dê?
- Dạy con phân biệt màu sắc qua trò chơi siêu đơn giản
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua