8 nhóm người không nên ăn nhiều bánh chưng dịp Tết
1. Người bị bệnh thận: Bánh chưng là loại bánh rất giàu năng lượng. Loại bánh này có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu.
2. Những người béo hoặc béo phì: Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.
Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
3. Người bị cao huyết áp: Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bị bệnh cao huyết áp. Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh cũng có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp.
4. Người bị đau dạ dày: Gạo nếp, đỗ xanh có trong bánh chưng khi vào trong cơ thể làm tích tụ khí kết hợp với bệnh đau dạ dày gây ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…
5. Người bị bệnh tim: Ngày Tết thật khó lòng mà từ chối được những miếng bánh chưng thơm phưng phức. Tuy nhiên, ẩn chứa trong đó là cả một nguồn năng lượng dồi dào (trên 200kcal/100g) cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
6. Người bị mụn nhọt: Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
7. Phụ nữ mang thai: Bánh chưng, bánh tét là những loại bánh đặc trưng của Tết Việt, thế nhưng chúng lại chứa nhiều tinh bột (nếp làm vỏ bánh), thịt mỡ làm nhân, rất giàu dinh dưỡng nên không thích hợp cho thai phụ béo phì, cao huyết áp khi ăn nhiều.
8. Người bị bệnh đái tháo đường: Các thức ăn truyền thống của ngày Tết vốn không thích hợp cho người bị bệnh đái tháo đường vì có quá nhiều chất béo như giò thủ, canh măng… hoặc dễ làm tăng đường máu như xôi, bánh chưng, do vậy, bạn không nên ăn hoặc chỉ nên dùng một lượng nhỏ để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý khi ăn bánh chưng:
Nên ăn bánh chưng cùng với hoa quả để giảm tính hàn, không bị ngấy.
Không ăn bánh chưng đã mốc: Khi những chiếc bánh chưng đã để quá lâu thì chúng thường dễ bị mốc. Khi đó, nấm mốc sẽ lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh. Nấm mốc cũng làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh. Khi ấy, tinh bột trong gạo nếp sẽ chuyển hóa thành đường và khiến bánh bị chua.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua