9 triệu chứng tưởng bình thường nhưng cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ
Nếu là nguy cơ ung thư vậy điểm mặt chỉ tên rõ ràng đó là loại bệnh nào. Chính xác là ung thư bạch cầu, loại ung thư được xếp vào hàng nguy hiểm nhất với trẻ em hiện nay. Dưới đây là 9 dấu hiệu tưởng bình thường nhưng cực kỳ nghiêm trọng mẹ cần lưu tâm:
Dễ bầm tím với va chạm nhỏ
Trẻ mà không nô đùa, té ngã hẳn còn đáng lo hơn. Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ lại hiếu động khác nhau. Bé thích đi xe đạp, chơi thể thao, bơi lội… và chuyện gặp tai nạn nhỏ gây bầm tím là chuyện bình thường.
Nhưng nếu bạn phát hiện con rất dễ bị những vết bầm ghé thăm ngay cả với những va chạm nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân
Thỉnh thoảng con bị chảy máu mũi nhưng khi đi khám bác sĩ không tìm ra nguyên nhân cụ thể nào (như nóng trong người hay tổn thương mũi) thì mẹ nên nghĩ ngay tới bệnh bạch cầu. Theo các tài liệu y tế thì do các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ khi trẻ bị bệnh này.
Chán ăn
Giai đoạn trẻ ăn dặm chuyện chán ăn xảy ra như cơm bữa. Đó cũng là lý do nhiều bà mẹ lơ là với triệu chứng bình thường này.
Nhưng mẹ cũng cần biết rằng, các tế bào bạch cầu được tích lũy trong gan, lá lách và thận có thể gây cho trẻ cảm giác đau bụng. Vì vậy, trẻ thường có khẩu vị kén hơn và không thể ăn cùng lúc một lượng thực phẩm như bình thường. Thông thường, những trẻ này khó lên cân hoặc bị giảm cân nặng trong thời gian dài.
Thường xuyên nhiễm trùng
Tương tự như các vết bầm tím, trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng cũng dễ dàng bị ngó lơ hơn vì tính thích hoạt động của bé. Nhưng đây cũng có thể là một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu. Các tế bào bạch cầu rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, do đó bệnh bạch cầu có thể làm giảm miễn dịch của cơ thể.
Sưng tấy
Các hạch bạch huyết có chức năng lọc máu nhưng đôi khi các tế bào bạch cầu lại tập hợp ở trong các hạch bạch huyết. Điều này có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở mắt, phần dưới cánh tay, cổ, trên xương đòn, ở bẹn… Dấu hiệu này cũng thường bị bỏ qua do mẹ chủ quan.
Đau dạ dày cấp tính
Dấu hiệu này mẹ có thể dễ dàng nhận biết hơn và sớm đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Bởi chẳng bà mẹ nào chịu đựng được nếu thấy con đau đớn bởi cơn đau dạ dày hành hạ liên tục. Lý do giải thích cho hiện tượng đau dạ dày liên tục mà không có chứng khó tiêu là do các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày, ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.
Khó thở
Khi bị ung thư, các tế bào ung thư trong máu sẽ bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi, do đó gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và thở khò khè ở trẻ em.
Đau khớp
Với những trẻ lớn, nếu bạn nhận thấy con thường bị đau khớp, đầu gối, khuỷu tay, lưng,… mà không có thương tích nào thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Loại bệnh này thường gây ra hiện tượng các tế bào máu trắng có hại sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng chúng lấn át các tế bào máu khác gây ra hiện tượng đau nhức xương và khớp.
Thiếu máu
Tình trạng này xảy ra với rất nhiều trẻ em ở độ tuổi con đang lớn. Nếu trẻ đã có các triệu chứng thiếu máu, như chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon,… hãy làm xét nghiệm máu và kiểm tra xem có bệnh bạch cầu không.
Ung thư ở trẻ em không phải là chuyện hiếm. Ngay từ sau khi sinh trẻ đã có nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư bạch cầu nguy hiểm. Với con trẻ, những dấu hiệu bình thường nhưng lặp lại thường xuyên không rõ nguyên nhân mẹ cần đưa bé đi khám sức khỏe để nắm rõ tình hình và có hướng điều trị tích cực.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bé 7 tuổi qua đời vì ung thư: "Con tặng lại ánh sáng cho bạn khác nhé!"
- Tết đầu tiên sau trận chiến ung thư của cha con đạo diễn 'Những ngọn nến trong đêm'
- Tận dụng bánh chưng thừa sau Tết làm các món ăn ngon
- Việt Nam đứng thứ 80/184 về tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong
- Những thực phẩm khiến bạn dễ béo phì hơn
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua