Ăn cá thường xuyên là "phương thuốc" giúp mẹ bầu giảm khả năng sinh non
Cá và đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ… là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng, nhất là axit béo Omega-3 cho bà bầu và thai nhi, tuy nhiên phải ăn cá như thế nào để có thể tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hãy tìm hiểu lợi ích của chúng dưới đây nhé.
Giảm khả năng sinh non đối với bà bầu
Cá giúp thai nhi phát triển não và thị lực do có thành phần chủ yếu cung cấp các axit béo Omega-3 (đặc biệt là DHA và EPA). Đồng thời, cá còn ung cấp protein và vitamin D cùng khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn để dưỡng thai. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá còn giúp giảm nguy cơ sinh non và thiếu cân cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Các chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu đều khuyến cáo nên ăn khoảng 2-3 bữa cá hoặc hải sản một tuần. Việc ăn cá sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp mẹ bầu bớt lo lắng trong thai kỳ.
Bà bầu nên ăn cá thế nào cho tốt?
Một số loại cá, nhất là cá biển lại chứa những chất độc hại như thủy ngân. Khi hấp thụ hàm lượng lớn thủy ngân vào cơ thể, kim loại này rất nguy hiểm cho sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. Vì vậy, các mẹ bầu nên lựa chọn những loại cá “an toàn” để bồi bổ trong thai kỳ. Dưới đây là nhóm các loại các “an toàn” cho sức khỏe của mẹ và bé:
Những loại cá chứa thủy ngân nhiều nhất là các loại cá biển như: cá mập, cá mập kiếm, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá lát.
Cá an toàn không chứa hoặc ít thủy ngân: Bà bầu có thể chọn các loại cá nước ngọt, cá da trơn hoặc các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, ốc…
Chỉ nên ăn trong khoảng 350g cá và các loại thủy hải sản khác mỗi tuần. Bạn cũng nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì hàm lượng thủy ngân cao. Các món cá cần được nấu chín, đặc biệt mẹ bầu không ăn các món gỏi cá do dễ bị vi khuẩn xâm hại.
Các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc ăn uống và chế độ thực phẩm sao cho phù hợp nhằm an toàn cho cả mẹ và bé.
Món cá ngon cuối tuần bổ dưỡng cho mẹ bầu
Cháo cá chép sông
Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước cốt xương cá chép để nấu. Bạn nêm một chút muối vào để nấu gạo được nhanh dền và dẻo hơn nhé! Nếu thích, bạn có thể cho thêm chút đỗ xanh đã bóc sạch vỏ, đã ngâm kĩ với nước vào để nấu cùng gạo. Đỗ xanh khiến cho cháo cá thêm dinh dưỡng lại đỡ mùi tanh. Bạn nhớ chú ý trong quá trình đun cháo, tránh để cháo bị tràn nước, chịu khó quấy sơ để cháo nhanh chín và ra nhựa cho cháo dẻo.
Cá chép khi chín bạn để nguội rồi gỡ sạch xương, ướp mắm tiêu ngon. Quy trình này khiến cho cá khi thả vào cháo sẽ không bị tanh và giữ được hương vị đậm đà. Phần cá thì lọc sạch lấy thịt, nhớ lọc kỹ tránh bị hóc sau này đó. Lọc khéo tránh bị nát.
Hành khô bạn phi thơm vàng, Khi cháo chín, bạn đổ toàn bộ phần thịt cá đã gỡ vào cháo, cho cháo sôi lại lần nữa thì nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp. Khi ăn bạn múc cháo ra bát, rắc hành khô phi thơm lên trên, cho ngay chút hành lá thái nhỏ hoặc thì là thái nhỏ hoặc lá tía tô là có thể ăn luôn được.
Xào cá đã gỡ với chút dầu ăn và hành khô. Như vậy, cá sẽ thơm hơn và đậm đà hơn. Mẹ bầu sẽ có nồi cháo cá chép sông thơm ngon bổ dưỡng.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua