Ăn đồ ngọt vào thời điểm nào không bị béo lại tốt cho sức khỏe?
Nên ăn đồ ngọt vào lúc nào để tốt cho sức khỏe
Đường không chỉ là gia vị cần thiết cho món ăn thêm thơm ngon mà còn là chất cần thiết để kích thích các cơ co bóp bao tử, giúp bao tử chuyển hóa thức ăn nhừ nhuyễn để các cơ quan khác chuyển hóa thành chất bổ nuôi tế bào.
Tỷ lệ đường-huyết trong cơ thể có giới hạn, nếu cơ thể dư thừa không hấp thụ hết và chuyển hóa sẽ trở thành thừa dư đường gây bệnh hyperglycemia, còn nếu thiếu hụt trở thành bệnh thiếu đường hypoglycemi. Như vậy đường rất quan trọng giúp bộ máy tiêu hóa chuyển hóa và hấp thụ thức ăn thành máu nên bổ sung đường vừa phải và đúng thời điểm sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể.

Ảnh minh họa
Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa
Khi sử dụng đồ ngọt vừa phải đặc biệt vào buổi sáng sẽ cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng tốt, giúp tinh thần phấn chấn và tỉnh táo hơn.
Khi cơ thể toát mồ hôi mất nước
Theo khuyến cáo sau khi hoạt động thể chất mạnh cơ thể mất nước thì cơ thể nên được bổ sung thêm đồ ngọt, nước đường hay nước hoa quả mà không lo béo phì.
Khi mệt mỏi đói khát
Đồ ngọt với liều lượng vừa phải sẽ xoa dịu hữu hiệu cái bụng rỗng với cơn đói cồn cào nhanh chóng, cung cấp thêm năng lượng cần thiết đề phòng tụt đường huyết.

Ảnh minh họa
Khi tim đập mạnh và đau đầu
Lúc này là thời điểm cần nạp đồ ăn ngọt hoặc trái cây làm tăng nhanh đường huyết, điều hoà nhịp tim và ổn định tâm lý để cải thiện triệu chứng.
Khi tiêu chảy
Tiêu chảy gây mất nước và năng lượng rất nhiều ở người bệnh tuy nhiên không nên uống nước hàm lượng đường nhiều mà là vừa đủ trong lượng nước ép hoa quả.
Trước khi bơi
Để tránh tình trạng hạ đường huyết khi đang bơi lội rất nguy hiểm chúng ta nên bổ sung đường trước khi diễn ra hoạt động.

Ảnh minh họa
Lưu ý khi ăn đồ ngọt tránh nguy hại sức khỏe
Tất cả liều lượng đồ ngọt nên được cân nhắc vừa phải mỗi lần sử dụng và không ăn quá nhiều theo sở thích để không cao đường huyết.
Nếu buổi sáng sử dụng thực phẩm nhiều đường thì hãy cân bằng lượng hấp thụ bằng bữa ăn nhiều rau vào buổi trưa và chiều để giảm nguy hiểm đường có thể gây ra như béo phì thừa cân.
Không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính vì nó làm giảm ngon miệng gây ức chế cho việc trao đổi chất.
Đặc biệt, ăn đồ ngọt vào bữa tối có thể gây hỏng men răng, dẫn đến chứng hôi miệng cũng như hình thành năng lượng dư thừa chuyển hoá thành mỡ gây béo phì và những bệnh lý khác.
Thu Chang (T/H)
Link nguồn:
Theo giadinhvietnam.com
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua