Ăn mít có thực sự "độc" với phụ nữ sau sinh?
Mặc dù lâu nay chúng ta ăn mít vì vị ngon ngọt đặc trưng, nhưng ít người trong chúng ta biết được những lợi ích cho sức khỏe mà mít có thể đem lại.
Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B2, canxi, kali, sắt, natri, kẽm... và có hàm lượng calo rất thấp, trong 100 gram mít chứa chỉ có 94 calo.
Múi mít chín thường được ăn tươi, xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa, hạt mít luộc chín để ăn. Quả mít non còn được dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…
Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gram có tới 300 milligram. Mít sẽ giúp làm giảm huyết áp, sự là nguồn dinh dưỡng có ích đối với người bị cao huyết áp. Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient, có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
Mít có chứa nhiều vitamin C – đây là một nguồn dinh dưỡng tốt mà cơ thể không thể tạo ra một cách tự nhiên. Vitamin C là một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại những gốc tự do, giữ lại những tế bào trong cơ thể và làm hệ thống miễn dịch mạnh lên cũng như giữ cho răng lợi chúng ta chắc khỏe. Rễ mít còn dùng để chữa bệnh bệnh hen suyễn, tiêu chảy và sốt.
Ăn mít sau sinh giúp mẹ “gọi sữa về”
Các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Canh mít hợp với tôm; cho thêm tí ruốc sẽ đậm đà hơn; phụ gia thì phải có đọt sâm, lá lốt mới thơm, ngon. Vì vậy, hãy bỏ quan niệm ăn mít có hại cho sản phụ.
Kinh nghiệm dân gian, sản phụ thiếu sữa nuôi con ngoài áp dụng chế độ ăn các món cho nhiều sữa còn dùng lá mít tươi mỗi ngày nấu nước uống; dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít) hay quả non sắc uống. Theo đông y, các món ăn từ mít non còn có tác dụng bổ tỳ, hoà can.
Những món ăn từ mít giúp mẹ nhiều sữa
1. Móng giò lợn 1 cái, bì lợn 100g, gạo nếp 100g, ngô non 100g, trái mít non 50g, đu đủ non 1 quả 50g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, đổ vào nồi cùng với bì lợn ninh nhừ rồi cho các nguyên liệu khác vào, nấu tiếp cho chín nhừ là được. Ăn nóng ngày 2 - 3 lần, ăn trong vài ngày.
2. Quả mít non 1 quả 50g, thịt lợn nạc băm nhỏ 200g, hạt sen 100g, gạo nếp 100g, gia vị vừa đủ. Các nguyên liệu làm sạch, cho vào nồi trừ thịt nạc, đổ nước vừa đủ nấu chín nhừ, cho thịt lợn băm vào quấy đều đến khi sôi là được. Ăn nóng ngày 2 - 3 lần, ăn trong vài ngày.
3. Quả mít non 200g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ. Cho thịt vào nồi xào chín tới thì cho mít đã thái nhỏ vào. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.
4. Hạt mít 120g luộc chín bóc vỏ, nấu với thịt nạc (hoặc ninh với móng giò lợn) thật chín, nêm gia vị. Ăn suông hoặc ăn với cơm.
5. Lá mít non 50g, cá quả 1 con 200g, gạo nếp 100g, gừng tươi 3 lát, gia vị vừa đủ. Cá quả lấy phần nửa con phần dưới, ướp cá với gừng và gia vị. Lá mít thái chỉ. Cho gạo vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, gần chín, cho cá vào nấu tiếp cho nhừ rồi cho các nguyên liệu khác vào, đun sôi lại là được. Ăn nóng ngày 2 - 3 lần trong vài ngày.6. Lá mít tươi 40g sắc uống, có thể thêm hạt cây gạo (sao vàng) 15g sắc uống.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua