Ăn nhiều bánh kẹo ngày Tết, làm gì để tránh sâu răng?
Theo bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, răng miệng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn, nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi ăn, nhai kỹ giúp ngon miệng, làm quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn dễ dàng.
Khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường bị hôi, ăn uống kém do đó dễ bị biếng ăn, nặng hơn có thể mất ngủ, gầy sút nhanh nếu kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập trong lứa tuổi học sinh.
Tết là dịp trẻ được ăn nhiều bánh kẹo, chế độ sinh hoạt thất thường. Nếu cha mẹ lơ là có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề răng miệng, tổn hại nhanh chóng.
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bảo vệ răng cho trẻ trong những ngày Tết:
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo
Cha mẹ không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường quá thường xuyên. Đặc biệt, những loại như kẹo mút, chocolate, kẹo dẻo, mứt trái cây,... làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều acid có hại cho răng. Trẻ dễ bị sâu răng nếu không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.
Trẻ dễ bị sâu răng nếu không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Ảnh: Kidshealth |
Bạn có thể cho trẻ ăn đồ ngọt vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày như sau bữa tráng miệng. Đồ ăn cung cấp cho trẻ chỉ với một lượng nhỏ (1 thanh chocolate nhỏ, 2 miếng bánh ngọt hoặc 1 que kem nhỏ) kèm theo vài lát trái cây. Nếu bé đòi nhiều hơn, cha mẹ cần kiên quyết và nói với bé ngày mai sẽ được ăn thêm, hôm nay chỉ như vậy là đủ rồi.
Giảm các loại nước hoa quả, giải khát đóng chai
Thay vì cho trẻ uống các loại nước hoa quả, nước giải khát đóng chai, có chứa đường, bạn có thể cho trẻ uống sữa. Nước ngọt có đường khiến vi khuẩn ở các mảng bám hoạt động mạnh, cùng với cacbohydrate có trong nước ngọt khiến cho răng trẻ dễ bị sâu. Càng uống nhiều nước ngọt, càng dễ hư men răng.
Dùng trái cây tươi để tráng miệng
Ăn trái cây tươi tráng miệng sau các bữa ăn chính giúp trẻ phòng ngừa các bệnh răng miệng. Trái cây nhiều chất xơ giúp cho việc làm sạch răng nướu trong quá trình ăn nhai, đồng thời cung cấp các vitamin có lợi cho sức khỏe.
Uống nước sau mỗi bữa ăn
Cha mẹ nên đặt cạnh bé một ly nước để uống sau khi bữa ăn kết thúc. Chỉ cần một ít nước cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng. Ngày Tết, bé ăn vặt nhiều hơn, sau mỗi lần ăn, bạn nên nhắc nhở con uống nước để làm sạch miệng.
Tạo thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên
Phụ huynh nên hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên từ sớm, tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng sau mỗi bữa ăn chính. Những ngày đầu, việc hướng dẫn trẻ không dễ dàng, cha mẹ nên kiên nhẫn khi trẻ khó chịu và la khóc. Trong trường hợp này, người lớn cần cứng rắn, giải thích cho trẻ biết tầm quan trọng của việc giữ sạch răng miệng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách làm mứt nghệ vừa thơm ngon vừa tốt cho da cho ngày Tết
- Những món ăn ngày Tết Dương Lịch mang lại may mắn mẹ biết chưa?
- Những điều kiêng kị trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch không phải ai cũng biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua