Ăn trứng gà quá nhiều sau sinh có hại gì?
Khi trứng gà là nỗi… kinh hoàng với mẹ sau sinh
Trên mạng xã hội từng có một bà mẹ tâm sự, sau sinh, ngày ba bữa, chị đều phải ăn trứng luộc với cơm. Giờ đây, trứng gà là món ăn “kinh hoàng” với chị. Sự thực là rất nhiều sản phụ sau sinh có chung nỗi kinh hoàng như thế!
Trứng gà, cháo móng giò, thịt lợn rang nghệ là những món ăn “kinh điển” dành cho phụ nữ sau sinh trong cả tháng trời mà bất cứ ai làm mẹ đều trải qua.
Chị Thu Hằng (28 tuổi, Q. Hà Đông, Hà Nội) kể, lần sinh con đầu tiên, chị thiếu sữa trầm trọng nên mẹ đẻ chị đã áp dụng chế độ ăn “đặc biệt” cho chị. Bữa sáng gồm một bát cơm (hoặc một đĩa xôi) và hai quả trứng gà luộc. Bữa trưa thường là chim bồ câu hầm, bốn bát cơm và canh móng giò. Bữa tối cơm trắng và thịt lợn rang nghệ. Chưa kể hai, ba bữa phụ một ngày, bao gồm hoa quả, sữa, cháo... Chị ngán đến tận cổ nhưng mẹ chị bảo “ăn như thế để có nhiều sữa và tránh hậu sản”.
Kết quả của chế độ ăn đó là sau một tháng ở cữ, chị phát hoảng khi tăng từ 46kg lên đúng bằng cân lúc lên bàn đẻ. Chị ăn trứng gà nhiều đến nỗi cứ nhìn thấy trứng là…sợ. “Mất hai năm sau tôi mới có thể giảm về cân cũ”, chị Hà kinh hãi nhớ lại. Ám ảnh chế độ ăn đó nên khi sinh con lần thứ hai, chị đã thay đổi chiến thuật dinh dưỡng, ăn ít trứng gà hơn và cảm giác ngon miệng.
Sau sinh “ăn tạp” có bị hậu sản?
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia khẳng định trứng gà là thực phẩm rất tốt, cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, chất đạm có giá trị sinh học cao. Cho nên sau sinh, phụ nữ rất nên ăn trứng và chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ ngày.
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng hoàn toàn phản đối ăn cả ngày ba bữa chỉ toàn “cơm trắng và trứng gà” như nhiều mẹ chia sẻ. “Suốt ngày ăn trứng hoặc ăn nhiều quá là không tốt! Tôi biết có những phụ nữ sau sinh ăn đến 5 - 6 quả trứng trong một ngày. Như vậy dễ dẫn đên tình trạng tăng cholesterol máu, đầy bụng khó tiêu. Ăn mãi một món, món ăn đơn điệu sẽ khiến mẹ sau sinh chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ. ”, bác sĩ Lê Thị Hải cảnh báo.
Theo chuyên gia, khi mẹ đã ốm yếu suy dinh dưỡng thì đương nhiên ảnh hưởng đến con vì không có sữa để nuôi con, sức khỏe mẹ không tốt thì cũng không thể chăm sóc con được tốt. Mẹ ốm yếu, con suy dinh dưỡng thì tinh thần của bà mẹ chắc chắn bị suy sụp, thậm chí ảnh hưởng đến cả hạnh phúc gia đình.
Về quan điểm kiêng khem trong ăn uống sau sinh để tránh “hậu sản”, bác sĩ Lê Thị Hải bày tỏ không đồng tình. “Thực ra ” hậu sản” là cụm từ chỉ những phụ nữ sau sinh bị suy kiệt, ốm đau sau đẻ, tức là bị suy dinh dưỡng suy nhược cơ thể sau đẻ, còn trong y học không có bệnh hậu sản. Cũng chính vì chế độ ăn kiêng khem quá mức, hoặc trước đây do thiếu ăn nên nhiều chị em phụ nữ bị suy kiệt gày mòn sau sinh con các cụ gọi là bệnh “ hậu sản”.
Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ, đã gọi là sinh lý thì không có gì đặc biệt cả. Sau sinh phụ nữ cần được ăn uống như người bình thường, được ăn những món gì minh thích, và tất cả phụ nữ trên thế giới đều ăn như vậy, chỉ riêng ở nước ta mới có phong tục kiêng khem”, bác sĩ Lê Thị Hải lý giải.
Bác sĩ Hải nhấn mạnh sữa mẹ là thức ăn tốt nhất để nuôi con. Vì vậy, sau sinh chị em phụ nữ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để bản thân mình khỏe mạnh, tiết nhiều sữa nuôi con, như vậy thì mẹ khỏe và con cũng khỏe.
“Vấn đề tiết sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. chủ yếu cho con bú đúng cách và tinh thần thoải mái, vui vẻ của mẹ, ngủ đủ giấc… Chứ không phải cứ ăn nhiều là nhiều sữa, trên thực tế nhiều người ăn rất nhiều, mẹ béo phì nhưng… không có sữa, rất vất vả để lấy lại vóc dáng sau sinh”, bác sĩ Lê Thị Hải cho biết.
Chế độ ăn sau sinh: - Ăn đa dạng, không kiêng khem quá mức. Người mẹ sau sinh có thể ăn gần như tất cả các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, thịt gà, thịt bò, trứng sữa, các loại rau xanh và quả chín. - Không ăn mặn. - Ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm sạch an toàn, ăn ngay sau khi nấu. - Uống từ 2 – 2,5lit nước mỗi ngày ( bao gồm cả sữa và nước trái cây ). - Ăn vừa phải đủ theo nhu cầu dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn nhanh. |
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bất ngờ công bố mới nhất nguyên nhân các bà mẹ giảm trí nhớ sau sinh
- 3 nỗi sợ thường thấy của bà mẹ sau sinh
- Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé 24h sau sinh chuẩn nhất
- Sản phụ ăn uống thế nào để nhanh khỏe sau sinh?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua