Sản phụ ăn uống thế nào để nhanh khỏe sau sinh?
Gừng và nghệ nêm vào thức ăn để tránh cảm mạo
Theo Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, sau khi sinh phụ nữ cần phải được chăm sóc tốt đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cần phải đầy đủ. Quá trình sinh khiến cho người phụ nữ mất rất nhiều sức do mất máu nhiều. Ngoài ra, người phụ nữ còn phải chịu những cơn đau đớn.
Phụ nữ sau sinh thường chỉ được ăn thịt nạc rang thì không thể đủ dinh dưỡng cho sản phụ. Vì vậy, cần cho sản phụ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, uống sữa ấm…), kết hợp ăn thêm các loại chất béo, đường và các loại vitamin trong rau, hoa quả tươi.
Sau sinh sản phụ cần phải được ăn uống tẩm bổ để tăng cường sức khỏe.
“Các món ăn khi nấu cho sản phụ nên cho thêm một chút gừng và nghệ. Đây là hai gia vị là vị thuốc trong Đông y có tính nóng giúp tiêu huyết ứ đọng sau sinh. Hai gia vị này còn có tác dụng làm ấm bụng, giúp bà để đỡ đầy bụng, phòng tránh được cảm mạo rất tốt”, Lương Y Bùi Hồng Minh nói.
Hoặc có thể dùng chim câu hoặc thịt gà hầm với ý dĩ, là món bồi bổ cơ thể khi bị suy nhược. Sản phụ ăn món này sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và nhiều sữa.
Lương Y Bùi Hồng Minh cho hay, để tăng cường dưỡng chất và đổi món có thể cho sản phụ ăn cá thu. Cá thu có nhiều chất béo tốt cho hệ tim mạch, vitamin tốt cho khả năng hồi phục của bà đẻ.
“Một số loại rau có tác dụng lợi sữa tốt cho sức khỏe sản phụ nên ăn như rau mùi, rau ngót, bí đao, bí đỏ, rau thì là. Sản phụ ít sữa có thể dùng lá thì là nấu uống thay nước trong ngày sẽ rất nhiều sữa. Sinh xong thường bị đau bụng do còn máu ứ đọng nên ăn nhiều rau ngót sẽ giúp đẩy sản dịch, máu hòn máu cục ra ngoài…”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Lương Y Bùi Hồng Minh cho biết, không nên ăn những thực phẩm có tính hàn, vì sau sinh cơ thể sản phụ yếu dẫn đến bị nhiễm lạnh, cảm lạnh. Tránh ăn những thực phẩm ôi thiu, những thực phẩm có nguy cơ dị ứng ngộ độ cao như tâm, cua, nấm…
Nằm nghỉ ngơi, thư giãn
Sản phụ ngoài được chăm sóc và ăn uống đầy đủ thì cần phải có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn. Thời gian này sản phụ cần được nhà chăm sóc nhiều hơn. Người nhà có thể hỗ trợ bà mẹ chăm con để tránh gây áp lực căng thẳng cho bà mẹ, không để sản phụ làm những công việc nặng nhọc, khuôn vác vật, đi lại quá nhiều…
Ở một số nơi sau khi sinh còn giữ thói quen cho sản phụ sưởi than, tắm xông nước lá… Lương Y Bùi Hồng Minh cho rằng rất nguy hiểm, vì sưởi than trong phòng kín có nguy cơ gây ngộ độc cho cả mẹ và con có thể dẫn tới tử vong. Xông nước lá nếu xông quá lâu dễ khiến sản phụ bị nhiễm lạnh, mệt mỏi… Sản phụ vẫn có thể tắm vệ sinh thân thể bình thường. Tuy nhiên, phải tắm bằng nước ấm, tắm nhanh sau đó lau khô người xoa rượu gừng hoặc dầu tràm để tránh cảm lạnh.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 12 rắc rối ở trẻ sơ sinh và sản phụ mà những người làm mẹ ít khi nhắc tới
- Những quan niệm sai lầm về kiêng cữ sau sinh sản phụ cần tránh
- Cứu sống một sản phụ U40 mang thai ba bị tiền sản giật
- Sản phụ mất con, đột quỵ vì tác dụng phụ của thụ tinh ống nghiệm
- Sản phụ đẻ rơi con giữa đường khi đi xe máy từ Lào Cai về Phú Thọ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua