Ăn vi cá tẩm bổ coi chừng bị ngộ độc thủy ngân
Theo thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, vi cá mập được sử dụng trong các món ăn, chẳng hạn như súp vi cá, là thói quen ẩm thực từ rất lâu đời. Nguồn gốc của món này xuất phát từ thế kỷ thứ 10 ở Trung Quốc. Ngày nay vi cá được chế biến thành nhiều dạng như vi cá khô, vi cá đã nấu chín, vi cá đông lạnh và bột vi cá.
Vi cá mập. Ảnh: El Mostrador.
Dân gian tin dùng vi cá mập có tác dụng cải thiện khả năng tình dục, tăng cường sản sinh collagen tốt cho da và tóc, góp phần làm trẻ hóa, tăng năng lượng, bổ máu và có lợi cho xương khớp, hệ tim mạch, thần kinh, thậm chí phòng chống ung thư.
Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào công bố chính thức và cụ thể về công dụng của vi cá mập liên quan đến sức khỏe. Những thông tin vi cá có tác dụng bồi bổ, chữa trị xương khớp hay kể cả phòng chống ung thư, vẫn chưa được xác định rõ ràng về mặt y học hiện đại. Thậm chí, khi nghiên cứu về các thành phần vitamin trong súp vi cá, các chuyên gia nhận thấy súp vi cá có ít giá trị hơn súp nấu với rau củ và hầu như không chứa vitamin A.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo các loài cá to sống lâu năm ở đại dương như cá mập, cá ngừ đại dương, cá kiếm chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ngộ độc cho người dùng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em cần tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao này.
Cá biệt, một số loài cá mập còn chứa độc tố thần kinh beta-methylamino-L-alanine (BMAA). Chất này được chứng minh có liên quan đến các bệnh về não, chẳng hạn như Alzheimer. Hơn nữa, trên thị trường khó phân biệt được vi cá thật và giả, càng khó xác định các thành phần hoặc có chứa độc tố gì và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Bác sĩ Tường khẳng định một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp cần đầy đủ năng lượng, đạm, đường/bột, béo, cũng như vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm khác nhau. Bên cạnh đó duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và năng động là chìa khóa để có sức khỏe tốt và đẩy lùi bệnh tật, kể cả ung thư.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thủy ngân từ nhiệt kế
- 17 loại hải sản ít thủy ngân tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ
- Phẫn nộ bé trai 7 tháng tuổi bị bác đầu độc bằng thủy ngân
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua